Việt quất (Blueberry): Lợi ích, tính an toàn và cách sử dụng

23/11/2022 0 BÌnh Luận


Nội dung bài viết
Việt quất

1. Việt quất (Blueberry) là gì?

  • Quả việt quất là loại quả ăn được từ cây Vaccinium angustifolium. Việt quất là một loại thực phẩm phổ biến và nó cũng có thể được dùng như một loại thuốc bổ.
  • Quả việt quất là một loại thực phẩm phổ biến. Hàm lượng cao của chất chống oxy hóa và đặc biệt là anthocyanin trong quả việt quất khiến nó đặc biệt hiệu quả trong việc chống suy giảm nhận thức.
  • Thành phần quả việt quất có nhiều chất xơ, tốt cho đường tiêu hóa. Nó cũng chứa vitamin C, các chất chống oxy hóa khác và các chất có thể làm giảm sưng và tiêu diệt các tế bào ung thư.
  • Việt quất thường được sử dụng để chống lão hóa, tăng cường chức năng nhận thức (trí nhớ và kỹ năng tư duy), huyết áp cao, hỗ trợ trong hoạt động thể thao, bệnh tiểu đường và nhiều bệnh khác nhưng không có nhiều bằng chứng khoa học tốt cho những công dụng này.

Tên gọi khác

Arándano, Bleuet, Bleuet des Champs, Bleuet des Montagnes, Bleuets, Blueberries, Highbush Blueberry, Hillside Blueberry, Lowbush Blueberry, Myrtille, Rabbiteye Blueberry, Rubel, Tifblue, Vaccinium altomontanum, Vaccinium amoenum, Vaccinium angustifolium, Vaccinium ashei, Vaccinium brittonii, Vaccinium constablaei, Vaccinium corymbosum, Vaccinium lamarckii, Vaccinium pallidum, Vaccinium pensylvanicum, Vaccinium vacillans, Vaccinium virgatum.

Tránh nhầm với: cranberries, bilberries.


2. Thành phần dinh dưỡng của quả Việt quất

Việt quất là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời vì nó giàu chất dinh dưỡng nhưng lại ít calo

Việt quất là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời

Quả việt quất là một trong những loại quả mọng giàu chất dinh dưỡng nhất. Một cốc (148 gam) việt quất có chứa:

  • Chất xơ: 4 gam
  • Vitamin C: 24% RDI
  • Vitamin K: 36% RDI
  • Mangan: 25% RDI
  • Một lượng nhỏ các chất dinh dưỡng khác nhau
    (RDI là lượng cần bổ sung hàng ngày)

Việt quất có thành phần 85% là nước và một cốc chỉ chứa khoảng 84 calo, với 15 gam carbohydrate.

Ít năng lượng nhưng giàu chất xơ, vitamin C và vitamin K, điều này làm cho nó trở thành một nguồn cung dinh dưỡng tuyệt vời.

Việt quất có rất nhiều chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi các gốc tự do, là những phân tử có thẻ làm tổn thương tế bào của bạn và góp phần gây ra lão hóa và bệnh tật.

Quả việt quất được cho là có hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất trong tất cả các loại trái cây và rau quả thông thường. Các hợp chất chống oxy hóa chính trong quả việt quất thuộc họ các chất chống oxy hóa polyphenol gọi là flavonoid.

Một nhóm flavonoid trong đó là anthocyaninpterostilbene, được cho là nguyên nhân tạo ra nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là chức năng nhận thức.

Trung bình, 100 gam quả việt quất tươi chứa 200 mg anthocyanin và 4 mcg pterostilbene,nhưng hàm lượng thực tế phụ thuộc vào giống, đất, mùa, thời tiết, biện pháp canh tác, thời gian vận chuyển và điều kiện bảo quản.


3. Việt quất (Blueberry) có tác dụng gì?

Quả Việt quất

Hàm lượng chất chống oxy hóa và anthocyanin trong quả việt quất khiến chúng đặc biệt hiệu quả trong việc giảm suy giảm nhận thức, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, bảo vệ gan và giảm tích tụ mỡ trong gan.

Quả việt quất đã được chứng minh là giúp cải thiện nhận thức ở những người đang bị suy giảm nhận thức, nhưng cũng có một số bằng chứng cho thấy nó cũng có thể cải thiện nhận thức ở những người trẻ tuổi khỏe mạnh. Nó có thể có vai trò trong việc thúc đẩy sự phát triển của mô thần kinh và giảm viêm thần kinh. Vì thế, nó được coi như một chất nootropic tiềm năng.

Nootropic là thuật ngữ về các chất bổ sung tăng cường chức năng cho não. Các chất bổ sung này được quảng cáo là giúp tăng cường nhận thức, sự tập trung, sự tỉnh táo, hỗ trợ học tập làm việc. Các loại "thuốc thông minh" trên thị trường là thuộc về loại này.

Việt quất (Blueberry) có thể hiệu quả cho

Cải thiện chức năng nhận thức: 

Chất anthocyanin và pterostilbene trong quả việt quất có thể giúp bảo vệ não bộ và giảm tình trạng suy giảm nhận thức, đặc biệt là ở người lớn bị suy giảm nhận thức nhẹ.

Anthocyanin cũng có thể là lý do làm cho quả việt quất làm tăng hoạt động của yếu tố tăng trưởng thần kinh (NGF). NGF giúp các tế bào thần kinh phát triển, phân nhánh về phía nhau và do đó giao tiếp tốt hơn. Ở người cao tuổi, chế độ ăn nhiều quả việt quất có thể cải thiện khả năng nhận thức chỉ trong vòng sáu tuần.

Việt quất (Blueberry) có thể không hiệu quả cho

Huyết áp cao: Ăn quả việt quất khô hoặc uống bột việt quất không làm giảm huyết áp ở những người bị huyết áp cao hoặc các yếu tố nguy cơ bệnh tim khác.

Người ta quan tâm đến việc sử dụng việt quất cho một số mục đích khác như: hạ huyết áp, giảm quá trình oxy hóa LDL, phòng bệnh tim mạch, đái tháo đường, nhiễm khuẩn tiết niệu, giảm đau nhức cơ sau tập thể dục...  nhưng hiện không có đủ bằng chứng khoa học để nói liệu nó có hữu ích thật hay không.


4. Việt quất có tác dụng phụ gì không?

Cây Việt quất

Quả việt quất được biết là không có tương tác tiêu cực với bất kỳ chất bổ sung hay thuốc nào. Tuy nhiên, anthocyanin và pterostilbene đều gây hạ đường huyết nhẹ, do đó về mặt lý thuyết (mặc dù không chắc chắn), nó có thể gây ra lượng đường trong máu thấp (tức là hạ đường huyết) khi dùng cùng với các chất bổ sung hoặc thuốc khác có thể làm giảm lượng đường trong máu.

Khi uống: Quả việt quất, nước trái cây và bột thường được bổ sung ở dạng thực phẩm. Đồ uống làm từ quả việt quất đông khô có thể gây táo bón, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn mửa ở một số người. Hiện chưa rõ dùng lá việt quất có an toàn hay không và những tác dụng phụ gì có thể xảy ra.

Khi bôi lên da: Không có đủ thông tin để biết liệu việt quất có an toàn hay không hay những tác dụng phụ gì có thể xảy ra.

Lưu ý trên một số đối tượng đặc biệt:

Mang thai và cho con bú: Quả việt quất thường dùng như một loại thức ăn. Tuy nhiên, sử dụng lượng lớn  ở dạng thuốc bổ sung khi mang thai hoặc cho con bú có an toàn hay không thì chưa rõ. Chỉ nên bổ sung theo dạng thức ăn.

Thiếu hụt men Glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD) : G6PD là một bệnh di truyền. Những người mắc chứng này gặp vấn đề trong việc phân hủy một số thành phần có trong quả việt quất. Nếu bạn bị G6PD, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn quả việt quất.

Phẫu thuật: Quả và lá việt quất có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và có thể cản trở việc kiểm soát lượng đường trong máu trong và sau khi phẫu thuật.


5. Việt quất có tương tác với thuốc không?

Cách sử dụng Việt quất

Lưu ý khi sử dụng Việt quất với các thuốc sau (mức độ tương tác: nhẹ)

Buspirone (BuSpar): Nước ép việt quất có thể làm giảm tốc độ cơ thể đào thải buspirone nhưng không đáng kể.

Flurbiprofen (Ansaid): Nước ép việt quất có thể làm giảm tốc độ cơ thể đào thải flurbiprofen nhưng không đáng kể.

Thuốc trị tiểu đường: Quả hoặc lá việt quất có thể làm giảm lượng đường trong máu. Dùng nót cùng với thuốc trị tiểu đường có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp. Cần theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu của bạn.


6. Việt quất có tương tác với thảo dược/chất bổ sung khác không?

Các loại thảo mộc và chất bổ sung có thể làm giảm lượng đường trong máu: Quả hoặc lá việt quất có thể làm giảm lượng đường trong máu. Dùng nó với các chất bổ sung khác có tác dụng tương tự có thể làm giảm lượng đường trong máu quá mức. Ví dụ về các chất bổ sung có tác dụng này bao gồm: lô hội, mướp đắng, quế cassia, crom và xương rồng lê gai.


7. Việt quất có tương tác với thức ăn không?

Uống sữa cùng với quả việt quất có thể làm giảm lợi ích của quả việt quất. Nên ăn quả việt quất 1-2 giờ trước hoặc sau khi uống sữa để ngăn ngừa tương tác này.


8. Cách sử dụng Việt quất

Nước ép Việt quất

Quả việt quất thường được dùng như một loại thức ăn. Quả việt quất nên ăn hoặc bổ sung hàng ngày.  Chúng được bảo quản tốt nhất trong môi trường lạnh, như tủ lạnh. Chần qua nước nóngđược biết là làm tăng khả dụng sinh học của anthocyanin, tuy nhiên tiếp xúc với nhiệt quá mức sẽ làm giảm hàm lượng anthocyanin.

Ngoài ra, có thể được bổ sung thông qua chiết xuất quả việt quất, anthocyanins, quả việt quất tươi hoặc đông lạnh...

Các nghiên cứu hiện tại cho thấy liều dùng có thể như sau:

  • Anthocyanin việt quất: 0,5–1 g/ngày
  • Bột việt quất: 5,5g/ngày là liều tối thiểu có hiệu quả đối với sức khỏe não bộ và sức khỏe tim mạch, với liều cao hơn có thể hiệu quả hơn. Một số nghiên cứu dùng liều 12g/ngày.
  • Quả việt quất đông khô: 24 g/ngày
  • Việt quất tươi: 60–120 g/ngày
  • Nước ép việt quất nguyên chất: 500 mL/ngày (17 oz/ngày). “Nước ép việt quất” giá rẻ thường được làm bằng hương liệu nhân tạo, nhiều đường và sẽ có ít hoặc không có anthocyanin. Hãy kiểm tra thành phần trên nhãn trước khi mua.

Tóm lại

  • Quả việt quất rất tốt cho sức khỏe và bổ dưỡng.
  • Lợi ích của nó nhiều nhất là cho việc tăng cường chức năng nhận thức. Ngoài ra còn có sức khỏe tim mạch và nhiều lợi ích khác.
  • Nó ngon, ngọt, dễ ăn xứng đáng để bạn thưởng thức dù tươi hay đông lạnh.

Nguồn tham khảo

  1. Anders JPV, Neltner TJ, Smith RW, et al. The effects of phosphocreatine disodium salts plus blueberry extract supplementation on muscular strength, power, and endurance. J Int Soc Sports Nutr 2021;18:60. View abstract.
  2. Palma X, Thomas-Valdés S, Cruz G. Acute consumption of blueberries and short-term blueberry supplementation improve glucose management and insulin levels in sedentary subjects. Nutrients 2021;13:1458. View abstract.
  3. Brandenburg JP, Giles LV. Blueberry supplementation reduces the blood lactate response to running in normobaric hypoxia but has no effect on performance in recreational runners. J Int Soc Sports Nutr 2021;18:26. View abstract.
  4. Basu A, Feng D, Planinic P, Ebersole JL, Lyons TJ, Alexander JM. Dietary blueberry and soluble fiber supplementation reduces risk of gestational diabetes in women with obesity in a randomized controlled trial. J Nutr 2021;151:1128-38. View abstract.
  5. Carvalho MF, Lucca ABA, Ribeiro E Silva VR, Macedo LR, Silva M. Blueberry intervention improves metabolic syndrome risk factors: systematic review and meta-analysis. Nutr Res 2021;91:67-80. View abstract.
  6. Stull AJ, Cash KC, Champagne CM, et al. Blueberries improve endothelial function, but not blood pressure, in adults with metabolic syndrome: a randomized, double-blind, placebo-controlled clinical trial. Nutrients. 2015;7:4107-23. View abstract.
  7. Basu A, Du M, Leyva MJ, et al. Blueberries decrease cardiovascular risk factors in obese men and women with metabolic syndrome. J Nutr 2010;140:1582-7. View abstract.
  8. Fisk J, Khalid S, Reynolds SA, Williams CM. Effect of 4 weeks daily wild blueberry supplementation on symptoms of depression in adolescents. Br J Nutr 2020:1-8. View abstract.
  9. Miraghajani M, Momenyan S, Arab A, Hasanpour Dehkordi A, Symonds ME. Blueberry and cardiovascular disease risk factors: a systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials. Complement Ther Med 2020;53:102389. View abstract.
  10. Stote KS, Wilson MM, Hallenbeck D, et al. Effect of blueberry consumption on cardiometabolic health parameters in men with type 2 diabetes: an 8-week, double-blind, randomized, placebo-controlled trial. Curr Dev Nutr 2020;4:nzaa030. View abstract.
  11. Babu T, Panachiyil GM, Sebastian J, Ravi MD. Probable blueberry-induced haemolysis in a G6PD deficient child: A case report. Nutr Health. 2019;25:303-305. View abstract.
  12. Brandenburg JP, Giles LV. Four days of blueberry powder supplementation lowers the blood lactate response to running but has no effect on time-trial performance. Int J Sport Nutr Exerc Metab. 2019:1-7. View abstract.
  13. Rutledge GA, Fisher DR, Miller MG, Kelly ME, Bielinski DF, Shukitt-Hale B. The effects of blueberry and strawberry serum metabolites on age-related oxidative and inflammatory signaling in vitro. Food Funct. 2019;10:7707-7713. View abstract.
  14. Barfoot KL, May G, Lamport DJ, Ricketts J, Riddell PM, Williams CM. The effects of acute wild blueberry supplementation on the cognition of 7-10-year-old schoolchildren. Eur J Nutr. 2019;58:2911-2920. View abstract.
  15. Philip P, Sagaspe P, Taillard J, et al. Acute intake of a grape and blueberry polyphenol-rich extract ameliorates cognitive performance in healthy young adults during a sustained cognitive effort. Antioxidants (Basel). 2019;8. pii: E650. View abstract.
  16. Shoji K, Yamasaki M, Kunitake H. Effects of dietary blueberry (Vaccinium ashei Reade) leaves on mildly postprandial hypertriglyceridemia. J Oleo Sci. 2020;69:143-151. View abstract.
  17. Curtis PJ, van der Velpen V, Berends L, et al. Blueberries improve biomarkers of cardiometabolic function in participants with metabolic syndrome-results from a 6-month, double-blind, randomized controlled trial. Am J Clin Nutr. 2019;109:1535-1545. View abstract.
  18. Boespflug EL, Eliassen JC, Dudley JA, et al. Enhanced neural activation with blueberry supplementation in mild cognitive impairment. Nutr Neurosci. 2018;21:297-305. View abstract.
  19. Whyte AR, Cheng N, Fromentin E, Williams CM. A randomized, double-blinded, placebo-controlled study to compare the safety and efficacy of low dose enhanced wild blueberry powder and wild blueberry extract (ThinkBlue) in maintenance of episodic and working memory in older adults. Nutrients. 2018;10. pii: E660. View abstract.
  20. McNamara RK, Kalt W, Shidler MD, et al. Cognitive response to fish oil, blueberry, and combined supplementation in older adults with subjective cognitive impairment. Neurobiol Aging. 2018;64:147-156. View abstract.
  21. Miller MG, Hamilton DA, Joseph JA, Shukitt-Hale B. Dietary blueberry improves cognition among older adults in a randomized, double-blind, placebo-controlled trial. Eur J Nutr 2018;57:1169-80. View abstract.
  22. Zhong S, Sandhu A, Edirisinghe I, Burton-Freeman B. Characterization of wild blueberry polyphenols bioavailability and kinetic profile in plasma over 24-h period in human subjects. Mol Nutr Food Res 2017;61. View abstract.
  23. Whyte AR, Schafer G, Williams CM. Cognitive effects following acute wild blueberry supplementation in 7- to 10-year-old children. Eur J Nutr 2016;55:2151-62. View abstract.
  24. Xu N, Meng H, Liu T, Feng Y, Qi Y, Zhang D, Wang H. Blueberry phenolics reduce gastrointestinal infection in patients with cerebral venous thrombosis by improving depressant-induced autoimmune disorder via miR-155-mediated brain-derived neurotrophic factor. Front Pharmacol 2017;8:853. View abstract.
  25. Whyte AR, Williams CM. Effects of a single dose of a flavonoid-rich blueberry drink on memory in 8 to 10 y old children. Nutrition. 2015 Mar;31:531-4. View abstract.
  26. Rodriguez-Mateos A, Rendeiro C, Bergillos-Meca T, Tabatabaee S, George TW, Heiss C, Spencer JP. Intake and time dependence of blueberry flavonoid-induced improvements in vascular function: a randomized, controlled, double-blind, crossover intervention study with mechanistic insights into biological activity. Am J Clin Nutr. 2013 Nov;98:1179-91. View abstract.
  27. Rodriguez-Mateos A, Del Pino-García R, George TW, Vidal-Diez A, Heiss C, Spencer JP. Impact of processing on the bioavailability and vascular effects of blueberry (poly)phenols. Mol Nutr Food Res. 2014 Oct;58:1952-61. View abstract.
  28. Kalt W, Liu Y, McDonald JE, Vinqvist-Tymchuk MR, Fillmore SA. Anthocyanin metabolites are abundant and persistent in human urine. J Agric Food Chem. 2014 May 7;62:3926-34. View abstract.
  29. Zhu Y, Sun J, Lu W, Wang X, Wang X, Han Z, Qiu C. Effects of blueberry supplementation on blood pressure: a systematic review and meta-analysis of randomized clinical trials. J Hum Hypertens. 2016 Sep 22. View abstract.
  30. Lobos GA, Hancock JF. Breeding blueberries for a changing global environment: a review. Front Plant Sci. 2015 Sep 30;6:782. View abstract.
  31. Zhong Y, Wang Y, Guo J, Chu H, Gao Y, Pang L. Blueberry Improves the Therapeutic Effect of Etanercept on Patients with Juvenile Idiopathic Arthritis: Phase III Study. Tohoku J Exp Med. 2015;237:183-91. View abstract.
  32. Schrager MA, Hilton J, Gould R, Kelly VE. Effects of blueberry supplementation on measures of functional mobility in older adults. Appl Physiol Nutr Metab. 2015 Jun;40:543-9. View abstract.
  33. Johnson SA, Figueroa A, Navaei N, Wong A, Kalfon R, Ormsbee LT, Feresin RG, Elam ML, Hooshmand S, Payton ME, Arjmandi BH. Daily blueberry consumption improves blood pressure and arterial stiffness in postmenopausal women with pre- and stage 1-hypertension: a randomized, double-blind, placebo-controlled clinical trial. J Acad Nutr Diet. 2015 Mar;115:369-77. View abstract.
  34. Hanley MJ, Masse G, Harmatz JS, Cancalon PF, Dolnikowski GG, Court MH, Greenblatt DJ. Effect of blueberry juice on clearance of buspirone and flurbiprofen in human volunteers. Br J Clin Pharmacol. 2013 Apr;75:1041-52. View abstract.
  35. McIntyre, K. L., Harris, C. S., Saleem, A., Beaulieu, L. P., Ta, C. A., Haddad, P. S., and Arnason, J. T. Seasonal phytochemical variation of anti-glycation principles in lowbush blueberry (Vaccinium angustifolium). Planta Med 2009;75:286-292. View abstract.
  36. Nemes-Nagy, E., Szocs-Molnar, T., Dunca, I., Balogh-Samarghitan, V., Hobai, S., Morar, R., Pusta, D. L., and Craciun, E. C. Effect of a dietary supplement containing blueberry and sea buckthorn concentrate on antioxidant capacity in type 1 diabetic children. Acta Physiol Hung. 2008;95:383-393. View abstract.
  37. Shukitt-Hale, B., Lau, F. C., Carey, A. N., Galli, R. L., Spangler, E. L., Ingram, D. K., and Joseph, J. A. Blueberry polyphenols attenuate kainic acid-induced decrements in cognition and alter inflammatory gene expression in rat hippocampus. Nutr Neurosci. 2008;11:172-182. View abstract.
  38. Kalt, W., Blumberg, J. B., McDonald, J. E., Vinqvist-Tymchuk, M. R., Fillmore, S. A., Graf, B. A., O'Leary, J. M., and Milbury, P. E. Identification of anthocyanins in the liver, eye, and brain of blueberry-fed pigs. J Agric.Food Chem 2-13-2008;56:705-712. View abstract.
  39. Vuong, T., Martineau, L. C., Ramassamy, C., Matar, C., and Haddad, P. S. Fermented Canadian lowbush blueberry juice stimulates glucose uptake and AMP-activated protein kinase in insulin-sensitive cultured muscle cells and adipocytes. Can J Physiol Pharmacol 2007;85:956-965. View abstract.
  40. Kornman, K., Rogus, J., Roh-Schmidt, H., Krempin, D., Davies, A. J., Grann, K., and Randolph, R. K. Interleukin-1 genotype-selective inhibition of inflammatory mediators by a botanical: a nutrigenetics proof of concept. Nutrition 2007;23(11-12):844-852. View abstract.
  41. Pan, M. H., Chang, Y. H., Badmaev, V., Nagabhushanam, K., and Ho, C. T. Pterostilbene induces apoptosis and cell cycle arrest in human gastric carcinoma cells. J Agric.Food Chem 9-19-2007;55:7777-7785. View abstract.
  42. Wilms, L. C., Boots, A. W., de Boer, V. C., Maas, L. M., Pachen, D. M., Gottschalk, R. W., Ketelslegers, H. B., Godschalk, R. W., Haenen, G. R., van Schooten, F. J., and Kleinjans, J. C. Impact of multiple genetic polymorphisms on effects of a 4-week blueberry juice intervention on ex vivo induced lymphocytic DNA damage in human volunteers. Carcinogenesis 2007;28:1800-1806. View abstract.
  43. Prior, R. L., Gu, L., Wu, X., Jacob, R. A., Sotoudeh, G., Kader, A. A., and Cook, R. A. Plasma antioxidant capacity changes following a meal as a measure of the ability of a food to alter in vivo antioxidant status. J Am Coll Nutr 2007;26:170-181. View abstract.
  44. Neto, C. C. Cranberry and blueberry: evidence for protective effects against cancer and vascular diseases. Mol.Nutr Food Res 2007;51:652-664. View abstract.
  45. Torri, E., Lemos, M., Caliari, V., Kassuya, C. A., Bastos, J. K., and Andrade, S. F. Anti-inflammatory and antinociceptive properties of blueberry extract (Vaccinium corymbosum). J Pharm Pharmacol 2007;59:591-596. View abstract.
  46. Srivastava, A., Akoh, C. C., Fischer, J., and Krewer, G. Effect of anthocyanin fractions from selected cultivars of Georgia-grown blueberries on apoptosis and phase II enzymes. J Agric.Food Chem 4-18-2007;55:3180-3185. View abstract.
  47. Abidov, M., Ramazanov, A., Jimenez Del, Rio M., and Chkhikvishvili, I. Effect of Blueberin on fasting glucose, C-reactive protein and plasma aminotransferases, in female volunteers with diabetes type 2: double-blind, placebo controlled clinical study. Georgian.Med News 2006;:66-72. View abstract.
  48. Tonstad, S., Klemsdal, T. O., Landaas, S., and Hoieggen, A. No effect of increased water intake on blood viscosity and cardiovascular risk factors. Br J Nutr 2006;96:993-996. View abstract.
  49. Seeram, N. P., Adams, L. S., Zhang, Y., Lee, R., Sand, D., Scheuller, H. S., and Heber, D. Blackberry, black raspberry, blueberry, cranberry, red raspberry, and strawberry extracts inhibit growth and stimulate apoptosis of human cancer cells in vitro. J Agric.Food Chem 12-13-2006;54:9329-9339. View abstract.
  50. Martineau, L. C., Couture, A., Spoor, D., Benhaddou-Andaloussi, A., Harris, C., Meddah, B., Leduc, C., Burt, A., Vuong, T., Mai, Le P., Prentki, M., Bennett, S. A., Arnason, J. T., and Haddad, P. S. Anti-diabetic properties of the Canadian lowbush blueberry Vaccinium angustifolium Ait. Phytomedicine. 2006;13(9-10):612-623. View abstract.
  51. Matchett, M. D., MacKinnon, S. L., Sweeney, M. I., Gottschall-Pass, K. T., and Hurta, R. A. Inhibition of matrix metalloproteinase activity in DU145 human prostate cancer cells by flavonoids from lowbush blueberry (Vaccinium angustifolium): possible roles for protein kinase C and mitogen-activated protein-kinase-mediated events. J Nutr Biochem 2006;17:117-125. View abstract.
  52. McDougall, G. J., Shpiro, F., Dobson, P., Smith, P., Blake, A., and Stewart, D. Different polyphenolic components of soft fruits inhibit alpha-amylase and alpha-glucosidase. J Agric.Food Chem 4-6-2005;53:2760-2766. View abstract.
  53. Parry, J., Su, L., Luther, M., Zhou, K., Yurawecz, M. P., Whittaker, P., and Yu, L. Fatty acid composition and antioxidant properties of cold-pressed marionberry, boysenberry, red raspberry, and blueberry seed oils. J Agric.Food Chem 2-9-2005;53:566-573. View abstract.
  54. Casadesus, G., Shukitt-Hale, B., Stellwagen, H. M., Zhu, X., Lee, H. G., Smith, M. A., and Joseph, J. A. Modulation of hippocampal plasticity and cognitive behavior by short-term blueberry supplementation in aged rats. Nutr Neurosci. 2004;7(5-6):309-316. View abstract.
  55. Goyarzu, P., Malin, D. H., Lau, F. C., Taglialatela, G., Moon, W. D., Jennings, R., Moy, E., Moy, D., Lippold, S., Shukitt-Hale, B., and Joseph, J. A. Blueberry supplemented diet: effects on object recognition memory and nuclear factor-kappa B levels in aged rats. Nutr Neurosci. 2004;7:75-83. View abstract.
  56. Joseph, J. A., Denisova, N. A., Arendash, G., Gordon, M., Diamond, D., Shukitt-Hale, B., and Morgan, D. Blueberry supplementation enhances signaling and prevents behavioral deficits in an Alzheimer disease model. Nutr Neurosci. 2003;6:153-162. View abstract.
  57. Sweeney, M. I., Kalt, W., MacKinnon, S. L., Ashby, J., and Gottschall-Pass, K. T. Feeding rats diets enriched in lowbush blueberries for six weeks decreases ischemia-induced brain damage. Nutr Neurosci. 2002;5:427-431. View abstract.
  58. Kay, C. D. and Holub, B. J. The effect of wild blueberry (Vaccinium angustifolium) consumption on postprandial serum antioxidant status in human subjects. Br.J.Nutr. 2002;88:389-398. View abstract.
  59. Spencer CM, Cai Y, Martin R, et al. Polyphenol complexation - some thoughts and observations. Phytochemistry 1988;27:2397-2409.
  60. Serafini M, Testa MF, Villano D, et al. Antioxidant activity of blueberry fruit is impaired by association with milk. Free Radic Bio Med 2009;46:769-74. View abstract.
  61. Lyons MM, Yu C, Toma RB, et al. Resveratrol in raw and baked blueberries and bilberries. J Agric Food Chem 2003;51:5867-70. View abstract.
  62. Wang SY, Lin HS. Antioxidant activity in fruits and leaves of blackberry, raspberry, and strawberry varies with cultivar and developmental stage. J Agric Food Chem 2000;48:140-6.. View abstract.
  63. Wang SY, Jiao H. Scavenging capacity of berry crops on superoxide radicals, hydrogen peroxide, hydroxyl radicals, and singlet oxygen. J Agric Food Chem 2000;48:5677-84.. View abstract.
  64. Wu X, Cao G, Prior RL. Absorption and metabolism of anthocyanins in elderly women after consumption of elderberry or blueberry. J Nutr 2002;132:1865-71. View abstract.
  65. Joseph JA, Denisova N, Fisher D, et al. Membrane and receptor modifications of oxidative stress vulnerability in aging. Nutritional considerations. Ann N Y Acad Sci 1998;854:268-76.. View abstract.
  66. Hiraishi K, Narabayashi I, Fujita O, et al. Blueberry juice: preliminary evaluation as an oral contrast agent in gastrointestinal MR imaging. Radiology 1995;194:119-23.. View abstract.
  67. Ofek I, Goldhar J, Zafriri D, et al. Anti-Escherichia coli adhesin activity of cranberry and blueberry juices. N Engl J Med 1991;324:1599. View abstract.
  68. Pedersen CB, Kyle J, Jenkinson AM, et al. Effects of blueberry and cranberry juice consumption on the plasma antioxidant capacity of healthy female volunteers. Eur J Clin Nutr 2000;54:405-8. View abstract.
  69. Howell AB, Vorsa N, Foo LY, et al. Inhibition of the Adherence of P-Fimbriated Escherichia coli to Uroepithelial-Cell Surfaces by Proanthocyanidin Extracts from Cranberries (letter). N Engl J Med 1998;339:1085-6. View abstract.
  70. Joseph JA, Shukitt-Hale B, Denisova NA, et al. Reversals of age-related declines in neuronal signal transduction, cognitive, and motor behavioral deficits with blueberry, spinach, or strawberry dietary supplementation. J Neurosci 1999;19:8114-21. View abstract.
  71. Cignarella A, Nastasi M, Cavalli E, Puglisi L. Novel lipid-lowering properties of Vaccinium myrtillus L. leaves, a traditional antidiabetic treatment, in several models of rat dyslipidaemia: a comparison with ciprofibrate. Thromb Res 1996;84:311-22. View abstract.
  72. Bickford PC, Gould T, Briederick L, et al. Antioxidant-rich diets improve cerebellar physiology and motor learning in aged rats. Brain Res 2000;866:211-7. View abstract.
  73. Cao G, Shukitt-Hale B, Bickford PC, et al. Hyperoxia-induced changes in antioxidant capacity and the effect of dietary antioxidants. J Appl Physiol 1999;86:1817-22. View abstract.
  74. Youdim KA, Shukitt-Hale B, MacKinnon S, et al. Polyphenolics enhance red blood cell resistance to oxidative stress: in vitro and in vivo . Biochim Biophys Acta 2000;1519:117-22. View abstract.
  75. Bomser J, Madhavi DL, Singletary K, Smith MA. In vitro anticancer activity of fruit extracts from Vaccinium species. Planta Med 1996;62:212-6.. View abstract.
  76. Natural Medicines Comprehensive Database Consumer Version: https://medlineplus.gov/druginfo/herb_All.html
Chia sẻ bài viết

Cố vấn cao cấp Đơn vị Gen trị liệu - Trung tâm YHHN và Ung bướu - BV Bạch Mai.
Tác giả sách: "Sinh học phân tử Ung thư" và nhiều sách khác về Gen trị liệu, nguồn gốc Ung thư và các phương pháp tiếp cận.
Ông là người tâm huyết với ngành sinh học phân tử và là người đặt nền móng về lý thuyết và thực hành cho Gen trị liệu Việt Nam.
Ông là khách mời thường xuyên trên các đài truyền thông: VTC, VTV, Truyền hình Quốc hội... về chủ đề COVID-19, Ung thư, Gen trị liệu...

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tháng Mười 17, 2022

Tháng Mười 14, 2022

Tháng Bảy 15, 2022

Tháng Bảy 6, 2022

Tháng Bảy 2, 2022

Tháng Sáu 30, 2022

Trang [tcb_pagination_current_page] / [tcb_pagination_total_pages]

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>