Than hoạt tính (Activated Charcoal): Tác dụng, tính an toàn và cách sử dụng

31/10/2022 0 BÌnh Luận


Nội dung bài viết
Than hoạt tính (Activated Charcoal): Tác dụng, tính an toàn và cách sử dụng

1. Than hoạt tính (Activated Charcoal) là gì?

Than hoạt tính có các lỗ rỗng có thể giữ lại các hóa chất. Nó thường được dùng bằng đường uống như một phương pháp điều trị đối với các trường hợp ngộ độc. Có rất ít bằng chứng cho các mục đích sử dụng khác.

Than được làm từ than bùn, than đá, gỗ, gáo dừa, hoặc dầu mỏ. Nó được tạo ra bằng cách đốt nóng than trong điều kiện có khí. Quá trình này làm cho than phát triển nhiều khoảng trống hoặc lỗ rỗng bên trong. Những lỗ chân lông này giúp than hoạt tính bẫy hóa chất.

Than hoạt tính thường được sử dụng để điều trị ngộ độc. Nó cũng được sử dụng cho cholesterol cao, nôn nao và khó chịu trong dạ dày, nhưng không có bằng chứng khoa học mạnh để hỗ trợ hầu hết các công dụng này.

Tên gọi khác: Activated Carbon, Animal Charcoal, Carbo Vegetabilis, Carbon, Carbón Activado, Charbon Actif, Charbon Activé, Charbon Animal, Charbon Médicinal, Charbon Végétal, Charbon Végétal Activé, Charcoal, Gas Black, Lamp Black, Medicinal Charcoal, Noir de Gaz, Noir de Lampe, Vegetable Carbon, Vegetable Charcoal.


2. Than hoạt tính có tác dụng gì?

Các đánh giá hiệu quả dựa trên bằng chứng khoa học theo thang điểm sau: Hiệu quả, Nhiều khả năng có hiệu quả, Có thể hiệu quả, Có thể không hiệu quả, Nhiều khả năng không hiệu quả, Không hiệu quả và Không đủ bằng chứng để xếp hạng.

Xếp hạng hiệu quả cho Than hoạt tính như sau:

Có thể hiệu quả cho:

  • Ngộ độc: Uống than hoạt tính có ích cho việc hấp phụ các thuốc và hóa chất để ngăn ngộ độc. Nó nên được sử dụng dưới sự hướng dẫn của chuyên gia y tế cùng với các phương pháp điều trị ngộ độc chuẩn.

Người ta quan tâm đến việc sử dụng than hoạt tính cho một số mục đích khác, nhưng hiện không có đủ thông tin đáng tin cậy để nói liệu nó có thể hữu ích hay không.


3. Than hoạt tính có an toàn không?

Khi dùng bằng đường uống: Than hoạt tính nhiều khả năng là an toàn khi sử dụng ngắn hạn. Dùng than hoạt tính lâu dài có thể an toàn. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm táo bón và phân đen.

Khi bôi lên da: Than hoạt tính nhiều khả năng là an toàn cho khi bôi lên vết thương.

Đặc biệt lưu ý khi sử dụng Than hoạt tính với các trường hợp:

Phụ nữ có thai và cho con bú : Than hoạt tính có thể an toàn khi dùng ngắn hạn khi có thai hoặc cho con bú. Cần tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi sử dụng nó.

Tắc ruột hoặc nhu động ruột yếu: Không sử dụng than hoạt tính nếu bạn bị tắc ruột. Ngoài ra, nếu bạn có tình trạng nhu động ruột kếm (quá trình di chuyển thức ăn qua ruột chậm), hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi sử dụng.


4. Than hoạt tính có tương tác với thuốc không?

Thận trọng khi sử dụng kèm Than hoạt tính với:

Rượu (Ethanol): Uống rượu kèm than hoạt tính có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của than hoạt trong việc ngăn ngừa sự hấp thụ chất độc.

Thuốc tránh thai: Than hoạt tính làm giảm hấp thu các chất trong dạ dày và ruột. Uống than hoạt tính cùng với thuốc tránh thai có thể làm giảm lượng hấp thụ thuốc tránh thai. Điều này có thể làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai. Để ngăn chặn sự tương tác này, hãy uống than hoạt tính ít nhất 3 giờ sau hoặc 12 giờ trước khi uống thuốc tránh thai.

Thuốc uống: Than hoạt tính làm giảm hấp thu thuốc và các chất hóa học khác trong dạ dày và ruột. Uống than hoạt tính cùng với thuốc uống khác có thể làm giảm lượng thuốc mà cơ thể hấp thụ. Điều này có thể làm giảm tác dụng của thuốc của bạn. Để ngăn chặn sự tương tác này, hãy uống than hoạt tính ít nhất một giờ sau khi bạn dùng thuốc bằng đường uống.

Xi-rô ipecac: Ipecac là thuốc thường được sử dụng để gây nôn trong các tình huống khẩn cấp, ví dụ như ngộ độc. Than hoạt tính có thể kết dính siro ipecac trong dạ dày. Điều này làm giảm tác dụng của xi-rô ipecac.


5.Than hoạt tính có tương tác với thảo dược/chất bổ sung khác không?

Hiện không có tương tác nào với với các loại thảo mộc và chất bổ sung được biết đến.


6. Than hoạt tính có tương tác với thức ăn không?

Uống rượu có thể làm cho than hoạt tính kém hiệu quả hơn trong việc hấp phụ chất độc và các hóa chất khác. Bên cạnh đó, cần lưu ý là than hoạt tính có thể khiến cơ thể khó hấp thụ vi chất dinh dưỡng hơn.


7. Cách sử dụng Than hoạt tính

Trong thực phẩm, than hoạt tính ngày càng được sử dụng nhiều hơn như một chất tạo màu đen cho thực phẩm.

Đối với y học, than hoạt tính thường được sử dụng dưới sự giám sát của chuyên gia y tế với liều lượng 100 gram duy nhất bằng đường uống. Nó cũng được sử dụng trong băng vết thương. Hãy thảo luận với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để tìm ra loại sản phẩm và liều lượng phù hợp nhất tùy theo điều kiện cụ thể.


Nguồn tham khảo

  1. Espinoza B, Zingale D, Rubal-Peace G. Prevalence of medically unsupervised activated charcoal use a cause for concern in celiac disease?. J Am Pharm Assoc 2022;62:546-550. View abstract.
  2. Ali R, Irfan M, Akram U, et al. Efficacy of Natural Formulation Containing Activated Charcoal, Calcium Sennosides, Peppermint Oil, Fennel Oil, Rhubarb Extract, and Purified Sulfur (Nucarb®) in Relieving Constipation. Cureus 2021;13:e18419. View abstract.
  3. Isoardi KZ, Henry C, Harris K, Isbister GK. Activated Charcoal and Bicarbonate for Aspirin Toxicity: a Retrospective Series. J Med Toxicol 2022;18:30-37. View abstract.
  4. Roberts MS, Magnusson BM, Burczynski FJ, Weiss M. Enterohepatic circulation: physiological, pharmacokinetic, and clinical implications. Clin Pharmacokinet 2002;41:751-90. View abstract.
  5. Ibarra M, Troconiz IF, Fagiolino P. Enteric reabsorption processes and their impact on drug pharmacokinetics. Sci Rep 2021;Mar 11;11:5794. View abstract.
  6. Gao Y, Shao J, Jiang Z, et al. Drug enterohepatic circulation and disposition: constituents of systems pharmacokinetics. Drug Discov Today 2014;19:326-40. View abstract.
  7. Skov K, Graudal NA, Jürgens G. The effect of activated charcoal on drug exposure following intravenous administration: A meta-analysis. Basic Clin Pharmacol Toxicol 2021;128:568-578. View abstract.
  8. Gao Y, Wang G, Li Y, Lv C, Wang Z. Effects of oral activated charcoal on hyperphosphatemia and vascular calcification in Chinese patients with stage 3-4 chronic kidney disease. J Nephrol. 2019;32:265-72. View abstract.
  9. Elomaa K, Ranta S, Tuominen J, Lähteenmäki P. Charcoal treatment and risk of escape ovulation in oral contraceptive users. Hum Reprod. 2001;16:76-81. View abstract.
  10. Mulligan CM, Bragg AJ, O'Toole OB. A controlled comparative trial of Actisorb activated charcoal cloth dressings in the community. Br J Clin Pract 1986;40:145-8. View abstract.
  11. Chiew AL, Gluud C, Brok J, Buckley NA. Interventions for paracetamol (acetaminophen) overdose. Cochrane Database Syst Rev 2018;2:CD003328. View abstract.
  12. Kerihuel JC. Charcoal combined with silver for the treatment of chronic wounds. Wounds UK 2009;5:87-93.
  13. Chyka PA, Seger D, Krenzelok EP, et al. Position paper: single-dose activated charcoal. Clin Toxicol (Phila) 2005;43:61-87. View abstract.
  14. Wang X, Mondal S, Wang J, et al. Effect of activated charcoal on apixaban pharmacokinetics in healthy subjects. Am J Cardiovasc Drugs 2014;14:147-54. View abstract.
  15. Wang Z, Cui M, Tang L, et al. Oral activated charcoal suppresses hyperphosphataemia in haemodialysis patients. Nephrology (Carlton) 2012;17:616-20. View abstract.
  16. Wananukul W, Klaikleun S, Sriapha C, Tongpoo A. Effect of activated charcoal in reducing paracetamol absorption at supra-therapeutic dose. J Med Assoc Thai 2010;93:1145-9. View abstract.
  17. Skinner CG, Chang AS, Matthews AS, Reedy SJ, Morgan BW. Randomized controlled study on the use of multiple-dose activated charcoal in patients with supratherapeutic phenytoin levels. Clin Toxicol (Phila) 2012;50:764-9. View abstract.
  18. Sergio GC, Felix GM, Luis JV. Activated charcoal to prevent irinotecan-induced diarrhea in children. Pediatr Blood Cancer 2008;51:49-52. View abstract.
  19. Roberts DM, Southcott E, Potter JM, et al. Pharmacokinetics of digoxin cross-reacting substances in patients with acute yellow oleander (Thevetia peruviana) poisoning, including the effect of activated charcoal. Ther Drug Monit 2006;28:784-92. View abstract.
  20. Mullins M, Froelke BR, Rivera MR. Effect of delayed activated charcoal on acetaminophen concentration after simulated overdose of oxycodone and acetaminophen. Clin Toxicol (Phila) 2009;47:112-5. View abstract.
  21. Lecuyer M, Cousin T, Monnot MN, Coffin B. Efficacy of an activated charcoal-simethicone combination in dyspeptic syndrome: results of a randomized prospective study in general practice. Gastroenterol Clin Biol 2009;33(6-7):478-84. View abstract.
  22. Kerihuel JC. Effect of activated charcoal dressings on healing outcomes of chronic wounds. J Wound Care. 2010;19:208,210-2,214-5. View abstract.
  23. Gude AB, Hoegberg LC, Angelo HR, Christensen HR. Dose-dependent adsorptive capacity of activated charcoal for gastrointestinal decontamination of a simulated paracetamol overdose in human volunteers. Basic Clin Pharmacol Toxicol 2010;106406-10. View abstract.
  24. Eddleston M, Juszczak E, Buckley NA, et al. Multiple-dose activated charcoal in acute self-poisoning: a randomised controlled trial. Lancet 2008;371:579-87. View abstract.
  25. Cooper GM, Le Couteur DG, Richardson D, Buckley NA. A randomized clinical trial of activated charcoal for the routine management of oral drug overdose. QJM 2005;98:655-60. View abstract.
  26. Coffin B, Bortolloti C, Bourgeouis O, Denicourt L. Efficacy of a simethicone, activated charcoal and magnesium oxide combination (Carbosymag) in functional dyspepsia: results of a general practice-based randomized trial. Clin Res Hepatol Gastroenterol 2011;35(6-7):494-9.View abstract.
  27. Brahmi N, Kouraichi N, Thabet H, Amamou M. Influence of activated charcoal on the pharmacokinetics and the clinical features of carbamazepine poisoning. Am J Emerg Med 2006;24:440-3. View abstract.
  28. Hoegberg LC, Angelo HR, Christophersen AB, Christensen HR. Effect of ethanol and pH on the adsorption of acetaminophen (paracetamol) to high surface activated charcoal, in vitro studies. J Toxicol Clin Toxicol 2002;40:59-67. View abstract.
  29. Hoekstra JB, Erkelens DW. No effect of activated charcoal on hyperlipidaemia. A double-blind prospective trial. Neth J Med 1988;33:209-16.
  30. Park GD, Spector R, Kitt TM. Superactivated charcoal versus cholestyramine for cholesterol lowering: a randomized cross-over trial. J Clin Pharmacol 1988;28:416-9. View abstract.
  31. Neuvonen PJ, Kuusisto P, Vapaatalo H, Manninen V. Activated charcoal in the treatment of hypercholesterolaemia: dose-response relationships and comparison with cholestyramine. Eur J Clin Pharmacol 1989;37:225-30. View abstract.
  32. Suarez FL, Furne J, Springfield J, Levitt MD. Failure of activated charcoal to reduce the release of gases produced by the colonic flora. Am J Gastroenterol 1999;94:208-12. View abstract.
  33. Hall RG Jr, Thompson H, Strother A. Effects of orally administered activated charcoal on intestinal gas. Am J Gastroenterol 1981;75:192-6. View abstract.
  34. Anon. Position paper: Ipecac syrup. J Toxicol Clin Toxicol 2004;42:133-43. View abstract.
  35. Bond GR. The role of activated charcoal and gastric emptying in gastrointestinal decontamination: a state-of-the-art review. Ann Emerg Med 2002;39:273-86. View abstract.
  36. Anon. Position statement and practice guidelines on the use of multi-dose activated charcoal in the treatment of acute poisoning. American Academy of Clinical Toxicology; European Association of Poisons Centres and Clinical Toxicologists. J Toxicol Clin Toxicol 1999;37:731-51. View abstract.
  37. Kaaja RJ, Kontula KK, Raiha A, Laatikainen T. Treatment of cholestasis of pregnancy with peroral activated charcoal. A preliminary study. Scand J Gastroenterol 1994;29:178-81. View abstract.
  38. McEvoy GK, ed. AHFS Drug Information. Bethesda, MD: American Society of Health-System Pharmacists, 1998.
  39. Natural Medicines Comprehensive Database Consumer Version: https://medlineplus.gov/druginfo/herb_All.html

Chia sẻ bài viết

Cố vấn cao cấp Đơn vị Gen trị liệu - Trung tâm YHHN và Ung bướu - BV Bạch Mai.
Tác giả sách: "Sinh học phân tử Ung thư" và nhiều sách khác về Gen trị liệu, nguồn gốc Ung thư và các phương pháp tiếp cận.
Ông là người tâm huyết với ngành sinh học phân tử và là người đặt nền móng về lý thuyết và thực hành cho Gen trị liệu Việt Nam.
Ông là khách mời thường xuyên trên các đài truyền thông: VTC, VTV, Truyền hình Quốc hội... về chủ đề COVID-19, Ung thư, Gen trị liệu...

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tháng Mười 17, 2022

Tháng Mười 14, 2022

Tháng Bảy 15, 2022

Tháng Bảy 6, 2022

Tháng Bảy 2, 2022

Tháng Sáu 30, 2022

Trang [tcb_pagination_current_page] / [tcb_pagination_total_pages]

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>