Tam thất (Panax Notoginseng): Lợi ích và cách sử dụng

22/11/2022 0 BÌnh Luận


Nội dung bài viết
Tam thất có tác dụng gì

1. Tam thất (Panax Pseudoginseng) là gì?

Tam thất (Panax Pseudoginseng) là một loại cây cỏ nhỏ, sống lâu năm. Bộ phận chính được dùng làm thuốc là rễ của nó. Ở Việt Nam, nó được trồng một lượng ít ở Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu…

Tam thất được sử dụng để cầm máu hoặc làm chậm quá trình chảy máu. Nó được sử dụng cho những người bị chảy máu cam, nôn hoặc ho ra máu, tiểu tiện hoặc đại tiện ra máu. 

Tam thất cũng được sử dụng để giảm đau, giảm sưng và giảm huyết áp. Nó cũng được sử dụng để điều trị tai biến mạch não, đột quỵ, chảy máu não, mỡ máu cao, đột quỵ tim và một số bệnh về gan.

Nó cũng được sử dụng để cải thiện năng lượng và khả năng tập thể thao, giảm đau cơ bắp sau khi tập, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp. 

Một số người còn dùng Tam thất bôi lên da để cầm máu, giảm bầm tím, sưng tấy và cải thiện lưu thông máu cho cơ.

Khi kết hợp với 7 thành phần khác (PC-SPES), nó còn được sử dụng trong ung thư tiền liệt tuyến.

Ghi chú: PC-SPES là một hỗn hợp thảo dược đã được cấp bằng sáng chế được bán dưới dạng thực phẩm chức năng và được sử dụng như một phương pháp điều trị bổ sung ) cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt, nó gồm có 8 thành phần trong đó có Tam thất.

Tên gọi khác

Aralia pseuodoginseng, Chai-Jen-Shen, Field Seven, Ginseng de Los Himalayas, Ginseng Himalayen, Ginseng du Népal, Himalayan Ginseng, Jia Renshen, Nepal Ginseng, Noto-Gin, Notoginseng, Panax notoginseng, Panax notoginseng radix, Panax zingiberensis, Pseudoginseng Panax, Pseudoginseng Root, Racine de Pseudoginseng, Sanchi, Samch'll, Sanchitongtshu, San Qi, San-Qi Ginseng, San Qui, Sanchitongtshu, Sanqi, Sanqi Powder, Sanshichi, Three Seven, Tian Qi, Tian San Qi, Tienchi, Tienchi Ginseng, Cây tam thất, sâm tam thấtThổ sâm, kim bất hoán, tam thất bắc.

Tránh nhầm với: Panax gingseng (nhân sâm)


2. Tam thất (Panax notoginseng) có tác dụng gì?

Tam thất (Panax notoginseng) có thể làm giãn mạch máu, giúp cải thiện lưu lượng máu và giảm huyết áp. Một số thành phần có trong Tam thất cũng có thể làm giảm sưng và có tác dụng bảo vệ tim mạch.

Hiện không có đủ thông tin để biết Tam thất có thể hoạt động như thế nào đối với bệnh ung thư tuyến tiền liệt và các bệnh khác.

Tam thất có thể hiệu quả với:

  • Đau thắt ngực: Nghiên cứu cho thấy Tam thất dạng uống  hoặc  tiêm, dường như làm giảm các triệu chứng đau ngực khi sử dụng cùng với các thuốc thông thường. Nó có thể làm giảm tần suất và thời gian của cơn đau ngực. Các sản phẩm dùng cho mục đích này đã được chỉ định điều trị bởi các bác sĩ Trung Quốc (chính thống).
  • Chảy máu não (xuất huyết nội sọ): Nghiên cứu cho thấy rằng tiêm Tam thất có thể cải thiện khả năng phục hồi và giảm nguy cơ tử vong ở những người bị chảy máu não. Các sản phẩm dùng cho mục đích này đã được chỉ định điều trị bởi các bác sĩ Trung Quốc (chính thống).
  • Đột quỵ: Nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêm Tam thất có thể làm tăng khả năng hồi phục sau cơn đột quỵ. Các sản phẩm dùng cho mục đích này đã được chỉ định điều trị bởi các bác sĩ Trung Quốc (chính thống).

Tam thất có thể không hiệu quả với:

  • Đau tim: Tam thất dường như không ngăn ngừa được các cơn đau tim ở người bệnh tim. 

Các mục đích sử dụng khác hiện vẫn còn thiếu bằng chứng khoa học: 

(Cần thêm bằng chứng để đánh giá hiệu quả của Tam thất cho những mục đích sử dụng này)

  • Tăng hiệu suất thể thao: Nghiên cứu sơ bộ cho thấy dùng Tam thất trong 30 ngày có thể giúp những người chơi thể thao không chuyên tập thể dục lâu hơn. 
  • Đau nhức cơ do tập thể dục: Uống tam thất có thể làm giảm đau nhức cơ. Tuy nhiên sự thay đổi nhỏ, không đáng kể. 
  • Thoái hóa khớp: Một số nghiên cứu cho thấy rằng dùng kết hợp Tam thất, nhân sâm Siberi và địa hoàng hàng ngày có thể giúp bệnh nhân bị viêm xương khớp vận động tốt hơn. Tuy nhiên, nó dường như không giúp giảm đau hay giảm cứng khớp. 
  • Chảy máu
  • Huyết áp cao.
  • Cải thiện tuần hoàn máu. 
  • Bệnh gan.
  • Giảm đau. 
  • Giảm sưng tấy...

Trong Đông y, Tam thất có tác dụng:

Xin lưu ý: hầu hết các tác dụng này vẫn còn thiếu bằng chứng khoa học để chứng minh hiệu quả

  • Cầm máu, giảm đau
  • Để chữa các chứng nôn ra máu, ho ra máu, chảy máu cam, chảy máu ở các khiếu như mắt, tai...
  • Băng huyết, rong huyết, rong kinh, hoa mắt chóng mặt ở phụ nữ sau khi sinh đẻ.
  • Đại tiện ra máu
  • Giúp đẩy sản dịch, huyết hôi không thoát ra được ở phụ nữ
  • Chướng hoặc đau bụng
  • Tụ máu hay xuất huyết do bong gân, trật khớp.
  • Đau do viêm, sưng nề...

3. Tam thất (Panax notoginseng) có tác dụng phụ không?

Dùng đường uống: Tam thất có thể coi là an toànMột số tác dụng phụ nhẹ nó có thể gây ra như: khô miệng, đỏ da, phát ban, hồi hộp, khó ngủ, nhức đầu, nôn và buồn nôn.

Khi dùng đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp: Tam thất có thể coi là an toànNó có thể gây ra một số tác dụng phụ như: phát ban, hồi hộp, nhức đầu, buồn nôn và nôn. 

Cảnh báo khi sử dụng Tam thất trên một số đối tượng đặc biệt:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Không dùng Tam thất nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Nó KHÔNG AN TOÀN. Một trong những thành phần có trong tam thất đã gây ra dị tật bẩm sinh ở động vật nghiên cứu.
  • Các tình trạng nhạy cảm với nội tiết tố như ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung: Tam thấy có thể hoạt động giống như estrogen. Nếu bạn có bất kỳ tình trạng nào có thể trở nên tồi tệ hơn khi tiếp xúc với estrogen, đừng sử dụng Tam thất.

4. Tam thất (Panax notoginseng) có tương tác với thuốc không?

Thận trọng khi sử dụng Tam thất với các loại thuốc sau:

Aspirin

Tam thất cùng với aspirin có thể làm tăng lượng aspirin và Tam thất trong máu. Mặc dù điều này chưa được chứng minh trên người nhưng nó có thể làm tăng tác dụng phụ của cả aspirin và Tam thất

Caffeine

Tam thất có thể làm tăng tốc độ gan phân hủy caffeine. Dùng nó cùng với caffein có thể làm giảm tác dụng của caffein. 

Thuốc chuyển hóa ở gan qua hệ enzym Cytochrome P450 (CYP1A2) 

Tam thất có thể làm tăng tốc độ gan chuyển hóa một số loại thuốc qua hệ enzym Cytochrome P450 (CYP1A2). Dùng Tam thất có thể làm giảm hiệu quả của những loại thuốc này. Nên thảo luận với bác sĩ điều trị trước khi dùng Tam thất nếu bạn đang dùng các loại thuốc như: clozapine (Clozaril), cyclobenzaprine (Flexeril), fluvoxamine (Luvox), haloperidol (Haldol), imipramine (Tofranil), mexiletine (Mexitil), olanzapine (Zyprexa), pentazocine (Talwin) , propranolol (Inderal), tacrine (Cognex), zileuton (Zyflo), zolmitriptan (Zomig), và một số loại khác. 


5. Liều lượng và cách sử dụng Tam thất

Đường uống

Đau thắt ngực: 200-400 mg chiết xuất Tam thất uống 2-3 lần mỗi ngày trong 4-6 tuần. Hoặc 1 gam bột Tam thất uống 3 lần mỗi ngày. 

Đột quỵ: Viên chiết xuất Tam thất (Tên biệt dược: Sanchi-Tongshu) được chỉ định uống ba lần mỗi ngày trong 28 ngày. 

Đường tiêm

Đau thắt ngực: 400-500 mg chiết xuất Tam thất đã được tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi ngày, trong 2-4 tuần.

Chảy máu não (xuất huyết nội sọ): 140-800 mg chiết xuất Tam thất tiêm vào tĩnh mạch mỗi ngày, trong 2-4 tuần. 

Đột quỵ: 200-600 mg Tam thất đã được tiêm mỗi ngày trong 2-4 tuần. 


Nguồn tham khảo

  1. Park, S. H., Kim, S. K., Shin, I. H., Kim, H. G., and Choe, J. Y. Effects of AIF on Knee Osteoarthritis Patients: Double-blind, Randomized Placebo-controlled Study. Korean J Physiol Pharmacol. 2009;13(1):33-37.
  2. Bensky D, Gamble A, Kaptchuk T. Chinese Herbal Medicine Materia Medica. Seattle, WA: Eastland Press, 1996:359-60.
  3. Chan LY, Chiu PY, Lau TK. An in-vitro study of ginsenoside Rb(1)-induced teratogenicity using a whole rat embryo culture model. Hum Reprod 2003;18:2166-8.
  4. Chan P, Tomlinson B. Antioxidant effects of Chinese traditional medicine: focus on trilinolein isolated from the Chinese herb sanchi. J Clin Pharmacol 2000;40:457-61. View abstract.
  5. Chan RY, Chen WF, Dong A, et al. Estrogen-like activity of ginsenoside Rg1 derived from Panax notoginseng. J Clin Endocrinol Metab 2002;87:3691-5. View abstract.
  6. Chen MY, Shao L, Zhang W, et al. Metabolic analysis of Panax notoginseng saponins with gut microbiota-mediated biotransformation by HPLC-DAD-Q-TOF-MS/MS. J Pharm Biomed Anal. 2018;150:199-207.
  7. Cicero AF, Vitale G, Savino G, Arletti R. Panax notoginseng (Burk.) effects on fibrinogen and lipid plasma level in rats fed on a high-fat diet. Phytother Res 2003;17:174-8.
  8. Du XF, Yin XP, Zhang GL, Shi HJ, Shao MH. Interstitial granulomatous drug reaction to a Chinese herb extract. Eur J Dermatol. 2012 May-Jun;22(3):419-20.
  9. Faulks RM, Southon S. Challenges to understanding and measuring carotenoid bioavailability. Biochim Biophys Acta 2005;1740:95-100.
  10. He L, Chen X, Zhou M, et al. Radix/rhizoma notoginseng extract (sanchitongtshu) for ischemic stroke: a randomized controlled study. Phytomedicine 2011;18:437-42.
  11. Huang KC. The Pharmacology of Chinese Herbs. 2nd ed. New York, NY: CRC Press, LLC 1999:101-102.
  12. Hudault S, Lievin V, Bernet-Camard MF, Servin AL. Antagonistic activity exerted in vitro and in vivo by Lactobacillus casei (strain GG) against Salmonella typhimurium C5 infection. Appl Environ Microbiol 1997;63:513-8.
  13. Lam SK, Ng TB. A xylanase from roots of sanchi ginseng (Panax notoginseng) with inhibitory effects on human immunodeficiency virus-1 reverse transcriptase. Life Sci 2002;70:3049-58.
  14. Lam SK, Ng TB. Pananotin, a potent antifungal protein from roots of the traditional Chinese medicinal herb Panx notoginseng. Planta Med 2002;68:1024-8.
  15. Li C, Xu T, Zhou P, et al. Post-marketing safety surveillance and re-evaluation of Xueshuantong injection. BMC Complement Altern Med. 2018;18(1):277.
  16. Liang MT, Lau WY, Sokmen B, Spalding TW, Chuang WJ. Effects of Panax notoginseng (Chinese ginseng) and acute exercise on postprandial glycemia in non-diabetic adults. J Complement Integr Med. 2012 Jan 4;8. pii: /j/jcim.2011.8.issue-1/1553-3840.1402/1553-3840.1402.xml.
  17. Liang MT, Podolka TD, Chuang WJ. Panax notoginseng supplementation enhances physical performance during endurance exercise. J Strength Cond Res. 2005 Feb;19(1):108-14.
  18. Liu R, Qin M, Hang P, Liu Y, Zhang Z, Liu G. Effects of Panax notoginseng saponins on the activities of CYP1A2, CYP2C9, CYP2D6 and CYP3A4 in rats in vivo. Phytother Res. 2012 Aug;26(8):1113-8.
  19. Pumpa KL, Fallon KE, Bensoussan A, Papalia S. The effects of Panax notoginseng on delayed onset muscle soreness and muscle damage in well-trained males: a double blind randomised controlled trial. Complement Ther Med. 2013 Jun;21(3):131-40.
  20. Sengupta S, Toh SA, Sellers LA, et al. Modulating angiogenesis: the yin and the yang in ginseng. Circulation 2004;110:1219-25.
  21. Shang Q, Xu H, Liu Z, Chen K, Liu J. Oral Panax notoginseng Preparation for Coronary Heart Disease: A Systematic Review of Randomized Controlled Trials. Evid Based Complement Alternat Med. 2013;2013:940125.
  22. Shen Q, Li J, Zhang C, Wang P, Mohammed A, Ni S, Tang Z. Panax notoginseng saponins reduce high-risk factors for thrombosis through peroxisome proliferator-activated receptor -y pathway. Biomed Pharmacother. 2017 Dec;96:1163-69.
  23. Sievenpiper JL, Arnason JT, Leiter LA, Vuksan V. Decreasing, null and increasing effects of eight popular types of ginseng on acute postprandial glycemic indices in healthy humans: the role of ginsenosides. J Am Coll Nutr 2004;23:248-58.
  24. Song H, Wang P, Liu J, Wang C. Panax notoginseng Preparations for Unstable Angina Pectoris: A Systematic Review and Meta-Analysis. Phytother Res. 2017 Jun 20.
  25. Tian Z, Pang H, Du S, Lu Y, Zhang L, Wu H, Guo S, Wang M, Zhang Q. Effect of Panax notoginseng saponins on the pharmacokinetics of aspirin in rats. J Chromatogr B Analyt Technol Biomed Life Sci. 2017 Jan 1;1040:136-143.
  26. Tian Z, Pang H, Zhang Q, et al. Effect of aspirin on the pharmacokinetics and absorption of panax notoginsengsaponins. J Chromatogr B Analyt Technol Biomed Life Sci. 2018 Jan 2;1074-75.
  27. Wang T, Guo R, Zhou G, Zhou X, Kou Z, Sui F, Li C, Tang L, Wang Z. Traditional uses, botany, phytochemistry, pharmacology and toxicology of Panax notoginseng (Burk.) F.H. Chen: A review. J Ethnopharmacol. 2016 Jul 21;188:234-58.
  28. White CM, Fan C, Chow M. An evaluation of the hemostatic effect of externally applied notoginseng and notoginseng total saponins. J Clin Pharmacol 2000; 40:1150-3.
  29. Xu D, Huang P, Yu Z, Xing DH, Ouyang S, Xing G. Efficacy and Safety of Panax notoginseng Saponin Therapy for Acute Intracerebral Hemorrhage, Meta-Analysis, and Mini Review of Potential Mechanisms of Action. Front Neurol. 2015 Jan 7;5:274.
  30. Xu QF, Fang XL, Chen DF. Pharmacokinetics and bioavailability of ginsenoside Rb1 and Rg1 from Panax notoginseng in rats. J Ethnopharmacol 2003;84:187-92.
  31. Yan ST, Gao F, Dong TW, et al. Meta-analysis of randomized controlled trials of Xueshuantong injection in prevention of deep venous thrombosis of lower extremity after orthopedic surgery. Evid Based Complement Alternat Med. 2020 Nov 27;2020:8877791.
  32. Yan Z, Zhu ZL, Wang HQ, Li W, Mi YX, Liu CX. Pharmacokinetics of panaxatrol disuccinate sodium, a novel anti-cancer drug from Panax notoginseng, in healthy volunteers and patients with advanced solid tumors. Acta Pharmacol Sin. 2010 Nov;31(11):1515-22.
  33. Yang X, Xiong X, Wang J. Sanqi panax notoginseng injection for angina pectoris. Evid Based Complement Alternat Med. 2014;2014:963208.
  34. Yin Z, Ma L, Xu J, Xia J, Luo D. Pustular drug eruption due to Panax notoginseng saponins. Drug Des Devel Ther. 2014 Jul 16;8:957-61.
  35. Zhang X, Wu J, Zhang B. Xuesaitong injection as one adjuvant treatment of acute cerebral infarction: a systematic review and meta-analysis. BMC Complement Altern Med. 2015 Feb 27;15:36.
  36. RxList - Panax Notogingseng
  37. WebMD - Panax Notogingseng

Chia sẻ bài viết

Cố vấn cao cấp Đơn vị Gen trị liệu - Trung tâm YHHN và Ung bướu - BV Bạch Mai.
Tác giả sách: "Sinh học phân tử Ung thư" và nhiều sách khác về Gen trị liệu, nguồn gốc Ung thư và các phương pháp tiếp cận.
Ông là người tâm huyết với ngành sinh học phân tử và là người đặt nền móng về lý thuyết và thực hành cho Gen trị liệu Việt Nam.
Ông là khách mời thường xuyên trên các đài truyền thông: VTC, VTV, Truyền hình Quốc hội... về chủ đề COVID-19, Ung thư, Gen trị liệu...

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tháng Mười 17, 2022

Tháng Mười 14, 2022

Tháng Bảy 15, 2022

Tháng Bảy 6, 2022

Tháng Bảy 2, 2022

Tháng Sáu 30, 2022

Trang [tcb_pagination_current_page] / [tcb_pagination_total_pages]

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>