
1. S-Adenosyl-L-Methionine (SAMe) là gì?
SAMe là tên viết tắt của hoạt chất S-Adenosyl-L-methionine. SAMe là một hợp chất được sản xuất tự nhiên bởi cơ thể con người. Nó hoạt động trên một số phân tử quan trọng bao gồm hormone, chất dẫn truyền thần kinh, axit béo, DNA, protein và màng tế bào.
Trên thị trường, SAMe được bán trên thị trường như một chất bổ sung để cải thiện tâm trạng, chức năng não bộ và thần kinh, khả năng vận động và giải độc gan.
SAMe được sản xuất nội sinh trong cơ thể con người từ adenosine triphosphate và methionine. Nó tham gia vào việc hình thành các chất dẫn truyền thần kinh monoamine như serotonin và norepinephrine. Nồng độ SAMe giảm trong dịch não tủy được cho là góp phần gây ra bệnh trầm cảm và bệnh Alzheimer.
Dữ liệu hiện có cho thấy SAMe có đặc tính chống viêm và chống trầm cảm. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu về SAMe cho những tình trạng này không thống nhất.
Nồng độ SAM-e cũng có thể giảm trong bệnh gan mãn tính và bệnh cơ liên quan đến AIDS.
Một số nghiên cứu cho thấy lợi ích của nó trong bệnh viêm xương khớp có thể tương tự như các loại thuốc tiêu chuẩn. Tuy nhiên, hiện nó không được khuyến nghị dùng để giảm đau, vẫn cần có các nghiên cứu thêm để đánh giá về tính hiệu quả và an toàn.
Tên gọi khác: S-adenosyl methionine, S-adenosylmethionine, SAMe, SAM-e, ademetionine, SAM, AdoMet
Tránh nhầm với: Methionine (một loại axit amin)
2. S-Adenosyl-L-Methionine (SAMe) có tác dụng gì?
SAMe đã được nghiên cứu rộng rãi nhất về bệnh trầm cảm, viêm xương khớp và bệnh gan. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu không chỉ ra một cách chắc chắn là nó có lợi.
SAMe có thể có hiệu quả cho:
- Viêm khớp: Một số nghiên cứu cho thấy SAMe có hiệu quả như các thuốc điều trị thông thường trong viêm xương khớp, nhưng bằng chứng còn hạn chế, chưa đủ để đưa ra khuyến nghị.
- Bệnh gan mãn tính : Các nghiên cứu cho thấy SAMe có thể có ích trong bệnh gan mãn tính, nhưng cần có thêm các nghiên cứu để xác nhận.
- Nhiễm độc gan do thuốc: Các nghiên cứu sơ bộ cho thấy SAMe có thể giúp giảm độc tính cho gan do một số loại thuốc gây ra, tuy nhiên cần có nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định tính an toàn cũng như hiệu quả.
- Trầm cảm: Các nghiên cứu lâm sàng hiên tại cho kết quả trái ngược nhau hoặc chất lượng thấp. Cần nhiều nghiên cứu hơn để đánh giá việc này.
- Chứng bốc hỏa: Một nghiên cứu sơ bộ cho thấy SAMe không hiệu quả cho mục đích này.
- Đau cơ: Các nghiên cứu về SAMe trong đau cơ xơ hóa cho thấy một số lợi ích, nhưng bằng chứng còn hạn chế, chưa đủ để đưa ra khuyến nghị.
- Để điều trị bệnh Alzheimer: Các nghiên cứu đánh giá SAMe đơn độc (không kết hợp với thành phần khác) hãy còn thiếu.
SAMe có thể có không hiệu quả cho:
- Chứng bốc hỏa: Một nghiên cứu sơ bộ cho thấy SAM-e không hiệu quả cho mục đích này.
- Bệnh cột sống liên quan đến AIDS: Một nghiên cứu không cho thấy lợi ích đáng kể ở nhóm bệnh nhân này.
3. S-Adenosyl-L-Methionine (SAMe) có tác dụng phụ không?
Thông tin về sự an toàn khi sử dụng thời gian dài của SAMe bị hạn chế bởi vì hầu hết các nghiên cứu chỉ sử dụng nó trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu về bệnh gan do rượu, những người tham gia đã dùng SAMe trong 2 năm; trong nghiên cứu đó, không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được báo cáo.
Tác dụng phụ của SAMe hiếm gặp và thường là các vấn đề nhỏ, bao gồm:
- Đau đầu
- Đau bụng nhẹ
- Đầy hơi
- Buồn nôn và nôn
Không sử dụng S-Adenosyl-L-Methionine (SAMe) trong một số trường hợp:
- Mang thai: Dữ liệu về tính an toàn lâu dài của SAMe và tính an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai còn quá hạn chế, chưa thể đưa ra bất kỳ kết luận nào. Nên tránh sử dụng.
- Người bệnh Rối loạn lưỡng cực (một loại bệnh thay đổi tâm trạng bất thường, từ trầm cảm đến hưng cảm): không nên dùng SAMe khi không có giám sát của bác sĩ vì SAMe có thể làm các triệu chứng hưng cảm nặng thêm.
- Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch: nên tránh bổ sung này do lo ngại rằng SAMe có thể tăng cường sự phát triển nấm men Pneumocystis carinii.
Tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trong các trường hợp: mang thai, cho con bú, dùng thuốc hoặc các chất bổ sung chế độ ăn uống khác, rối loạn lưỡng cực, bệnh Parkinson, HIV dương tính hoặc cân nhắc sử dụng SAMe cho trẻ em.
4. S-Adenosyl-L-Methionine (SAMe) có tương tác với thuốc/thảo dược khác không?
- Levodopa (L-dopa): SAMe có thể làm giảm tác dụng của levodopa (L-dopa), một loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh Parkinson.
- Bệnh nhân dùng thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOI), thuốc chống trầm cảm ba vòng hoặc các loại thuốc khác ảnh hưởng đến mức serotonin: chỉ nên dùng dưới sự giám sát của bác sĩ. Nó có thể gây ra hưng cảm và hội chứng serotonin.
- Các thảo dược/chất bổ sung có ảnh hưởng đến mức seretoni như 5-HTP hoặc St John's wort vì những sản phẩm này cũng có thể ảnh hưởng đến mức serotonin.
- Bệnh nhân dùng clomipramine: Đã có một báo cáo về hội chứng serotonin ở phụ nữ sau khi sử dụng đồng thời clomipramine và SAMe.
5. Liều lượng và Cách sử dụng S-Adenosyl-L-Methionine (SAMe)
SAMe được bào chế ở dạng uống và tiêm tĩnh mạch. Liều dùng thay đổi tùy theo tình trạng bệnh:
- Viêm xương khớp: 600 đến 1.200 mg mỗi ngày, chia 2-3 lần.
- Tắc mật: lên đến 1.600 mg mỗi ngày
- Trầm cảm: 800 đến 1.600 mg mỗi ngày
- Đau cơ xơ hóa: 400 mg uống hai lần mỗi ngày
- Bệnh gan: 600 đến 1.200 mg mỗi ngày
Để SAMe mang lại lợi ích cho bệnh viêm xương khớp, có vẻ như cần sử dụng liên tục trong vài tuần hoặc tối đa một tháng mới thấy được tác dụng.
Lợi ích đối với các triệu chứng trầm cảm có thể nhanh hơn.
- Osteoarthritis: the clinical picture, pathogenesis, and management with studies on a new therapeutic agent, S-adenosylmethionine. Proceedings of a symposium. Am J Med 1987;83:1-110.
- Baldessarini RJ. Neuropharmacology of S-adenosyl-L-methionine. Am J Med 1987;83:60-5.
- Stramentinoli G. Pharmacologic aspects of S-adenosylmethionine. Pharmacokinetics and pharmacodynamics. Am J Med 1987;83:35-42.
- Bell KM, et al. S-adenosylmethionine blood levels in major depression: changes with drug treatment. Acta Neurol Scand Suppl 1994;154:15-8.
- di Padova C. S-adenosylmethionine in the treatment of osteoarthritis. Review of the clinical studies. Am J Med 1987;83:95-103.
- Reynolds EH, Carney MW, Toone BK. Methylation and mood. Lancet 1984;2:196-8.
- Bradley JD, et al. A randomized, double blind, placebo controlled trial of intravenous loading with S-adenosylmethionine (SAM) followed by oral SAM therapy in patients with knee osteoarthritis. J Rheumatol 1994;21:905-11.
- Bottiglieri T, Hyland K, Reynolds EH. The clinical potential of ademetionine (S-adenosylmethionine) in neurological disorders. Drugs 1994;2:137-52.
- Volkmann H, et al. Double-blind, placebo-controlled cross-over study of intravenous S-adenosyl-L-methionine in patients with fibromyalgia. Scand J Rheumatol l997;26:206-11.
- Cohen BM, Satlin A, Zubenko GS. S-adenosyl-L-methionine in the treatment of Alzeheimer’s disease. J Clin Psychopharmacol 1988;8:43-7.
- Friedel HA, Goa KL, Benfield P. S-adenosyl-L-methionine. A review of its pharmacological properties and therapeutic potential in liver dysfunction and affective disorders in relation to its physiological role in cell metabolism. Drugs 1989;38:389-416.
- Osman E, Owen JS, Burroughs AK. S-adenosyl-L-methionine — a new therapeutic agent in liver disease? Aliment Pharmacol Ther 1993;7:21-8.
- Iruela LM, et al. Toxic interaction of S-adenosylmethionine and clomipramine. Am J Psychiatry 1993;150:522.
- Caruso I, et al. Italian double blind multicenter study comparing S-adenosylmethionine, naproxen and placebo in the treatment of degenerative joint disease. Am J Med 1987;83:66-71.
- Maccagno A. Double-blind controlled clinical trial of oral S-adenosylmethionine versus piroxicam in knee osteoarthritis. Am J Med 1987;83:72-7.
- Papakostas GI, Mischoulon D, Shyu I, Alpert JE, Fava M. S-adenosyl methionine (SAMe) augmentation of serotonin reuptake inhibitors for antidepressant nonresponders with major depressive disorder: a double-blind, randomized clinical trial. Am J Psychiatry. 2010 Aug;167(8):942-8.
- Levkovitz Y, Alpert JE, Brintz CE, et al. Effects of S-adenosylmethionine augmentation of serotonin-reuptake inhibitor antidepressants on cognitive symptoms of major depressive disorder. J Affect Disord. 2012 Feb;136(3):1174-8.
- Filipowicz M, Bernsmeier C, Terracciano L, et al. S-adenosyl-methionine and betaine improve early virological response in chronic hepatitis C patients with previous nonresponse. PLoS One. 2010 Nov 8;5(11):e15492.
- Su ZR, Cui ZL, Ma JL, et al. Beneficial effects of S-adenosyl-L-methionine on post-hepatectomy residual liver function: a prospective, randomized, controlled clinical trial. Hepatogastroenterology. 2013 Jul-Aug;60(125):1136-41.
- Sarris J, Papakostas GI, Vitolo O, et al. S-adenosyl methionine (SAMe) versus escitalopram and placebo in major depression RCT: efficacy and effects of histamine and carnitine as moderators of response. J Affect Disord. Aug 2014;164:76-81.
- Sarris J, Price LH, Carpenter LL, et al. Is S-Adenosyl Methionine (SAMe) for Depression Only Effective in Males? A Re-Analysis of Data from a Randomized Clinical Trial. Pharmacopsychiatry. Jul 2015;48(4-5):141-144.
- Galizia I, Oldani L, Macritchie K, et al. S-adenosyl methionine (SAMe) for depression in adults. Cochrane Database Syst Rev. Oct 10 2016;10:Cd011286.
- Sarris J, Murphy J, Mischoulon D, et al. Adjunctive Nutraceuticals for Depression: A Systematic Review and Meta-Analyses. Am J Psychiatry. Jun 01 2016;173(6):575-587.
- Morgan TR, Osann K, Bottiglieri T, et al. A Phase II Randomized, Controlled Trial of S-Adenosylmethionine in Reducing Serum alpha-Fetoprotein in Patients with Hepatitis C Cirrhosis and Elevated AFP. Cancer Prev Res (Phila). Sep 2015;8(9):864-872.
- Hoang BX, Tran HQ, Vu UV, et al. Palliative treatment for advanced biliary adenocarcinomas with combination dimethyl sulfoxide-sodium bicarbonate infusion and S-adenosyl-L-methionine. J Pain Palliat Care Pharmacother. Sep 2014;28(3):206-211.
- Guo T, Chang L, Xiao Y, et al. S-adenosyl-L-methionine for the treatment of chronic liver disease: a systematic review and meta-analysis. PLoS One. 2015;10(3):e0122124.
- Sarris J, Byrne GJ, Bousman C, et al. Adjunctive S-adenosylmethionine (SAMe) in treating non-remittent major depressive disorder: An 8-week double-blind, randomized, controlled trial(). Eur Neuropsychopharmacol. 2018 Oct;28(10):1126-1136.
- Sharma A, Gerbarg P, Bottiglieri T, et al. S-Adenosylmethionine (SAMe) for Neuropsychiatric Disorders: A Clinician-Oriented Review of Research. J Clin Psychiatry. Jun 2017;78(6):e656-e667.
- Mischoulon D, Fava M. Role of S-adenosyl-L-methionine in the treatment of depression: a review of the evidence. Am J Clin Nutr. Nov 2002;76(5):1158s-1161s.
- Linnebank M, Popp J, Smulders Y, et al. S-adenosylmethionine is decreased in the cerebrospinal fluid of patients with Alzheimer’s disease. Neurodegener Dis. 2010;7(6):373-378.
- Anstee QM, Day CP. S-adenosylmethionine (SAMe) therapy in liver disease: a review of current evidence and clinical utility. J Hepatol. Nov 2012;57(5):1097-1109.
- Di Rocco A, Werner P, Bottiglieri T, et al. Treatment of AIDS-associated myelopathy with L-methionine: a placebo-controlled study. Neurology. Oct 12 2004;63(7):1270-1275.
- De Berardis D, Orsolini L, Serroni N, et al. A comprehensive review on the efficacy of S-Adenosyl-L-methionine in Major Depressive Disorder. CNS Neurol Disord Drug Targets. 2016;15(1):35-44.
- Li Q, Cui J, Fang C, et al. S-Adenosylmethionine Attenuates Oxidative Stress and Neuroinflammation Induced by Amyloid-beta Through Modulation of Glutathione Metabolism. J Alzheimers Dis. 2017;58(2):549-558.
- Stramentinoli G. Pharmacologic aspects of S-adenosylmethionine. Pharmacokinetics and pharmacodynamics. Am J Med. Nov 20 1987;83(5a):35-42.
- Barcelo HA, Wiemeyer JC, Sagasta CL, et al. Effect of S-adenosylmethionine on experimental osteoarthritis in rabbits. Am J Med. Nov 20 1987;83(5a):55-59.
- Mischoulon D, Price LH, Carpenter LL, et al. A double-blind, randomized, placebo-controlled clinical trial of S-adenosyl-L-methionine (SAMe) versus escitalopram in major depressive disorder. J Clin Psychiatry. Apr 2014;75(4):370-376.
- Kim J, Lee EY, Koh EM, et al. Comparative clinical trial of S-adenosylmethionine versus nabumetone for the treatment of knee osteoarthritis: an 8-week, multicenter, randomized, double-blind, double-dummy, Phase IV study in Korean patients. Clin Ther. Dec 2009;31(12):2860-2872.
- Kadakia KC, Loprinzi CL, Atherton PJ, et al. Phase II evaluation of S-adenosyl-L-methionine (SAMe) for the treatment of hot flashes. Support Care Cancer. Mar 2016;24(3):1061-1069.
- Tavoni A, Vitali C, Bombardieri S, et al. Evaluation of S-adenosylmethionine in primary fibromyalgia. A double-blind crossover study. Am J Med. Nov 20 1987;83(5a):107-110.
- Jacobsen S, Danneskiold-Samsoe B, Andersen RB. Oral S-adenosylmethionine in primary fibromyalgia. Double-blind clinical evaluation. Scand J Rheumatol. 1991;20(4):294-302.
- Frezza M, Surrenti C, Manzillo G, et al. Oral S-adenosylmethionine in the symptomatic treatment of intrahepatic cholestasis. A double-blind, placebo-controlled study. Gastroenterology. Jul 1990;99(1):211-215.
- Santini D, Vincenzi B, Massacesi C, et al. S-adenosylmethionine (AdoMet) supplementation for treatment of chemotherapy-induced liver injury. Anticancer Res. Nov-Dec 2003;23(6d):5173-5179.
- Vincenzi B, Santini D, Frezza AM, et al. The role of S-adenosyl methionine in preventing FOLFOX-induced liver toxicity: a retrospective analysis in patients affected by resected colorectal cancer treated with adjuvant FOLFOX regimen. Expert Opin Drug Saf. May 2011;10(3):345-349.
- Vincenzi B, Daniele S, Frezza AM, et al. The role of S-adenosylmethionine in preventing oxaliplatin-induced liver toxicity: a retrospective analysis in metastatic colorectal cancer patients treated with bevacizumab plus oxaliplatin-based regimen. Support Care Cancer. Jan 2012;20(1):135-139.
- Abeysundera H, Gill R. Possible SAMe-induced mania. BMJ Case Rep. Jun 27 2018;2018.
- Lu SC, Mato JM. S-adenosylmethionine in liver health, injury, and cancer. Physiol Rev. Oct 2012;92(4):1515-1542.
- Merali S, Vargas D, Franklin M, et al. S-adenosylmethionine and Pneumocystis carinii. J Biol Chem. May 19 2000;275(20):14958-14963.
- Muller T, Fowler B, Kuhn W. Levodopa intake increases plasma levels of S-adenosylmethionine in treated patients with Parkinson disease. Clin Neuropharmacol. Nov-Dec 2005;28(6):274-276.
- Sarris J, Murphy J, Stough C, et al. S-Adenosylmethionine (SAMe) monotherapy for depression: an 8-week double-blind, randomised, controlled trial. Psychopharmacology (Berl). Jan 2020;237(1):209-218.
- Sarris J, Byrne GJ, Stough C, et al. Nutraceuticals for major depressive disorder- more is not merrier: An 8-week double-blind, randomised, controlled trial. J Affect Disord. Feb 15 2019;245:1007-1015.
- Crawford C, Boyd C, Berry K, et al. Dietary Ingredients Requiring Further Research Before Evidence-Based Recommendations Can Be Made for Their Use as an Approach to Mitigating Pain. Pain Med. Aug 1 2019;20(8):1619-1632.
- Crawford C, Boyd C, Paat CF, et al. Dietary Ingredients as an Alternative Approach for Mitigating Chronic Musculoskeletal Pain: Evidence-Based Recommendations for Practice and Research in the Military. Pain Med. Jun 1 2019;20(6):1236-1247.