1. Resveratrol là gì?
Resveratrol là một hợp chất có trong nho đỏ. Nó được biết đến nhiều là do sự hiện diện của nó trong rượu vang đỏ. Sự phổ biến của hợp chất này được cho là do một hiện tượng gọi là "Nghịch lý Pháp" (French Paradox), đề cập đến tỷ lệ mắc bệnh tim mạch thấp trong dân số Pháp mặc dù họ ăn nhiều chất béo. Tỷ lệ thấp này được cho là do họ uống rượu vang đỏ.

Resveratrol được biết đến nhiều nhất với các lợi ích tiềm năng cho sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, nó cũng được nghiên cứu về lợi ích tiềm năng khác như: tiểu đường, thoái hóa khớp, cải thiện trí nhớ..
Resveratrol còn được người ta sử dụng phổ biến cho các tình trạng như cholesterol cao, ung thư, bệnh tim và nhiều bệnh chứng khác. Nhưng hiện không có bằng chứng nào đủ tốt để hỗ trợ resveratrol cho các mục đích sử dụng này.
3,5,4' TriHydroxy-Transstibene, (E)- 5-(4-hydroxystyryl)benzene-1,3-diol, 3,4',5-stilbenetriol, 3,5,4' -trihydroxystilbene, 3,4',5-trihydroxystilbene, 3,5,4'-trihydroxy-trans-stilbene, Cis-Resveratrol, Extrait de Vin, Extrait de Vin Rouge, Kojo-Kon, Phytoalexin, Phytoalexine, Phytoestrogen, Phyto-œstrogène, Pilule de Vin, Protykin, Red Wine Extract, Resvératrol, Resveratrols, Resvératrols, RSV, RSVL, Stilbene Phytoalexin, Trans-Resveratrol, Trans-Resvératrol, Wine Extract, Wine Pill.
2. Resveratrol có tác dụng gì?

Resveratrol có thể hiệu quả cho
- Viêm mũi dị ứng: Sử dụng thuốc xịt mũi có chứa resveratrol ba lần mỗi ngày trong 4 tuần dường như làm giảm các triệu chứng dị ứng ở người lớn dị ứng theo mùa. Sử dụng thuốc xịt mũi có chứa resveratrol và beta-glucans ba lần mỗi ngày trong 2 tháng dường như cũng làm giảm các triệu chứng dị ứng ở trẻ em bị dị ứng theo mùa.
- Béo phì: Uống resveratrol dường như làm tăng khả năng giảm cân ở người lớn thừa cân và béo phì. Nhưng nó không cải thiện được huyết áp, đường huyết hay mỡ máu.
Resveratrol có thể không hiệu quả cho
- Bệnh tim mạch: Nghiên cứu quan sát thấy những người bổ sung nhiều resveratrol trong chế độ ăn uống có vẻ không làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch so với người bổ sung ít. Ngoài ra, uống resveratrol có vẻ không làm giảm mỡ máu hay triglycerides ở những người có nguy cơ mắc bệnh tim.
- Mỡ máu cao: Uống resveratrol không cải thiện mức cholesterol hay triglycerides.
- Hội chứng chuyển hóa: Uống resveratrol dường như không làm giảm huyết áp, lượng đường trong máu hoặc cholesterol ở những người mắc hội chứng chuyển hóa.
- Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu: Dùng resveratrol đường uống không cải thiện chức năng gan hay mức mỡ máu ở những người bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Ngoài ra, người ta cũng quan tâm đến việc sử dụng resveratrol cho một số mục đích khác, nhưng hiện không có đủ thông tin đáng tin cậy để nói liệu nó có thể hữu ích hay không.
3. Resveratrol có tác dụng phụ không?

Nhìn chung, các nghiên cứu trên người cho thấy resveratrol có thể được bổ sung với liều lượng lên đến 5 gam mỗi ngày mà hầu như không có tác dụng phụ nào ngoài một số triệu chứng khó chịu ở đường ruột và buồn nôn, điều này có thể là do sinh khả dụng của resveratrol kém.
Khi dùng bằng đường uống: Mọi người thường bổ sung lượng nhỏ resveratrol qua thực phẩm. Ở dạng chất bổ sung resveratrol có thể an toàn khi uống với liều lên đến 1500 mg mỗi ngày trong tối đa 3 tháng. Liều cao hơn lên đến 2000-3000 mg mỗi ngày đã được sử dụng an toàn trong 2-6 tháng nhưng nó có nhiều khả năng gây khó chịu dạ dày.
Khi bôi ngoài da: Resveratrol có thể an toàn khi sử dụng trong thời gian 30 ngày.
Khi xịt vào mũi: Resveratrol có thể an toàn khi sử dụng đến 4 tuần.
Lưu ý khi sử dụng Resveratrol ở một số đối tượng đặc biệt
Mang thai và cho con bú: Resveratrol có thể an toàn khi bổ sung bằng thực phẩm. Tuy nhiên, không nên sử dụng rượu vang như một nguồn cung cấp resveratrol khi mang thai hoặc cho con bú.
Trẻ em: thường được bổ sung resveratrol với một lượng nhỏ qua thực phẩm. Với lượng lớn thì không có đủ thông tin để biết liệu nó có an toàn hay không. Xịt mũi Resveratrol ở trẻ em có thể an toàn ở trẻ em trong thời gian 2 tháng
Rối loạn chảy máu: Resveratrol có thể làm chậm quá trình đông máu và tăng nguy cơ chảy máu ở những người bị rối loạn chảy máu.
Tình trạng nhạy cảm với hormone như ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung : Resveratrol có thể hoạt động giống như estrogen. Nếu bạn có bất kỳ tình trạng nào có thể trở nên tồi tệ hơn khi tiếp xúc với estrogen, đừng sử dụng nó.
Phẫu thuật: Resveratrol có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong và sau khi phẫu thuật. Ngừng sử dụng resveratrol ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch.
4. Resveratrol có tương tác với thuốc không?

Thận trọng khi sử dụng Resveratrol với:
Thuốc chuyển hóa ở gan qua hệ emzym Cytochrome P450 bao gồm CYP1A1, CYP1A2, CYP1B1, CYP2C19, CYP2E, CYP3A4: Resveratrol có thể thay đổi tốc độ gan phân hủy các loại thuốc này. Điều này có thể làm thay đổi tác dụng và tác dụng phụ của thuốc.
Thuốc làm chậm đông máu: Resveratrol có thể làm chậm quá trình đông máu. Dùng resveratrol cùng với các loại thuốc làm chậm quá trình đông máu có thể làm tăng nguy cơ tụ máu và chảy máu.
5. Resveratrol có tương tác với thảo dược/chất bổ sung khác không?
Các loại thảo mộc và chất bổ sung có thể làm chậm quá trình đông máu
Resveratrol có thể làm chậm quá trình đông máu và tăng nguy cơ chảy máu. Dùng nó với các chất bổ sung khác có tác dụng tương tự có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Ví dụ về các chất bổ sung có tác dụng này bao gồm tỏi, gừng, bạch quả, nattokinase và nhân sâm.
6. Resveratrol có tương tác với thức ăn không?
Resveratrol có thể được dùng cùng hoặc không cùng thức ăn. Nhưng dùng resveratrol với chất béo có thể làm giảm lượng cơ thể hấp thụ.
7. Liều lượng và cách sử dụng Resveratrol

Resveratrol thường được người lớn sử dụng với liều 250-1000 mg uống hàng ngày trong tối đa 3 tháng (hiện không có chỉ định rõ ràng về liều lượng tối ưu). Nó cũng đôi khi được sử dụng trong thuốc xịt mũi. Với các tình trạng cụ thể, cần thảo luận với bác sĩ điều trị trước khi sử dụng.
- Hall SS. Longevity research. In vino vitalis? Compounds activate life-extending genes. Science. Aug 29 2003;301(5637):1165.
- Howitz KT, Bitterman KJ, Cohen HY, et al. Small molecule activators of sirtuins extend Saccharomyces cerevisiae lifespan. Nature. Sep 11 2003;425(6954):191-196.
- Fauconneau B, Waffo-Teguo P, Huguet F, et al. Comparative study of radical scavenger and antioxidant properties of phenolic compounds from Vitis vinifera cell cultures using in vitro tests. Life Sci. 1997;61(21):2103-2110.
- Pace-Asciak CR, Hahn S, Diamandis EP, et al. The red wine phenolics trans-resveratrol and quercetin block human platelet aggregation and eicosanoid synthesis: implications for protection against coronary heart disease. Clin Chim Acta. Mar 31 1995;235(2):207-219.
- Tome-Carneiro J, Gonzalvez M, Larrosa M, et al. One-year consumption of a grape nutraceutical containing resveratrol improves the inflammatory and fibrinolytic status of patients in primary prevention of cardiovascular disease. Am J Cardiol. Aug 1 2012;110(3):356-363.
- Zamora-Ros R, Urpi-Sarda M, Lamuela-Raventos RM, et al. High urinary levels of resveratrol metabolites are associated with a reduction in the prevalence of cardiovascular risk factors in high-risk patients. Pharmacol Res. Jun 2012;65(6):615-620.
- Kennedy DO, Wightman EL, Reay JL, et al. Effects of resveratrol on cerebral blood flow variables and cognitive performance in humans: a double-blind, placebo-controlled, crossover investigation. Am J Clin Nutr. Jun 2010;91(6):1590-1597.
- Wong RH, Howe PR, Buckley JD, et al. Acute resveratrol supplementation improves flow-mediated dilatation in overweight/obese individuals with mildly elevated blood pressure. Nutr Metab Cardiovasc Dis. Nov 2011;21(11):851-856.
- Magyar K, Halmosi R, Palfi A, et al. Cardioprotection by resveratrol: A human clinical trial in patients with stable coronary artery disease. Clin Hemorheol Microcirc. 2012;50(3):179-187.
- Brasnyo P, Molnar GA, Mohas M, et al. Resveratrol improves insulin sensitivity, reduces oxidative stress and activates the Akt pathway in type 2 diabetic patients. Br J Nutr. Aug 2011;106(3):383-389.
- Crandall JP, Oram V, Trandafirescu G, et al. Pilot study of resveratrol in older adults with impaired glucose tolerance. J Gerontol A Biol Sci Med Sci. Dec 2012;67(12):1307-1312.
- Timmers S, Konings E, Bilet L, et al. Calorie restriction-like effects of 30 days of resveratrol supplementation on energy metabolism and metabolic profile in obese humans. Cell Metab. Nov 2 2011;14(5):612-622.
- Poulsen MM, Vestergaard PF, Clasen BF, et al. High-dose resveratrol supplementation in obese men: An investigator-initiated, randomized, placebo-controlled clinical trial of substrate metabolism, insulin sensitivity, and body composition. Diabetes. 2013 Apr;62(4):1186-95.
- Chen Y, Tseng SH, Lai HS, et al. Resveratrol-induced cellular apoptosis and cell cycle arrest in neuroblastoma cells and antitumor effects on neuroblastoma in mice. Surgery. Jul 2004;136(1):57-66.
- ElAttar TM, Virji AS. Modulating effect of resveratrol and quercetin on oral cancer cell growth and proliferation. Anticancer Drugs. Feb 1999;10(2):187-193.
- Lu R, Serrero G. Resveratrol, a natural product derived from grape, exhibits antiestrogenic activity and inhibits the growth of human breast cancer cells. J Cell Physiol. Jun 1999;179(3):297-304.
- Surh YJ, Hurh YJ, Kang JY, et al. Resveratrol, an antioxidant present in red wine, induces apoptosis in human promyelocytic leukemia (HL-60) cells. Cancer Lett. Jun 1 1999;140(1-2):1-10.
- Gehm BD, McAndrews JM, Chien PY, et al. Resveratrol, a polyphenolic compound found in grapes and wine, is an agonist for the estrogen receptor. Proc Natl Acad Sci U S A. Dec 9 1997;94(25):14138-14143.
- Wang TT, Hudson TS, Wang TC, et al. Differential effects of resveratrol on androgen-responsive LNCaP human prostate cancer cells in vitro and in vivo. Carcinogenesis. Oct 2008;29(10):2001-2010.
- Zhang C, Feng Y, Qu S, et al. Resveratrol attenuates doxorubicin-induced cardiomyocyte apoptosis in mice through SIRT1-mediated deacetylation of p53. Cardiovascular Research. Jun 1 2011;90(3):538-545.
- Fabbrocini G, Staibano S, De Rosa G, et al. Resveratrol-containing gel for the treatment of acne vulgaris: A single-blind, vehicle-controlled, pilot study. Am J Clin Dermatol. Apr 1 2011;12(2):133-141.
- Chen ZH, Hurh YJ, Na HK, et al. Resveratrol inhibits TCDD-induced expression of CYP1A1 and CYP1B1 and catechol estrogen-mediated oxidative DNA damage in cultured human mammary epithelial cells. Carcinogenesis. Oct 2004;25(10):2005-2013.
- Liu J, Wang Q, Wu DC, et al. Differential regulation of CYP1A1 and CYP1B1 expression in resveratrol-treated human medulloblastoma cells. Neurosci Lett. Jun 17 2004;363(3):257-261.
- Gresele P, Pignatelli P, Guglielmini G, et al. Resveratrol, at concentrations attainable with moderate wine consumption, stimulates human platelet nitric oxide production. J Nutr. Sep 2008;138(9):1602-1608.
- Huang PH, Chen YH, Tsai HY, et al. Intake of red wine increases the number and functional capacity of circulating endothelial progenitor cells by enhancing nitric oxide bioavailability. Arterioscler Thromb Vasc Biol. Apr 2010;30(4):869-877.
- Jang M, Cai L, Udeani GO, et al. Cancer chemopreventive activity of resveratrol, a natural product derived from grapes. Science. Jan 10 1997;275(5297):218-220.
- Brown VA, Patel KR, Viskaduraki M, et al. Repeat dose study of the cancer chemopreventive agent resveratrol in healthy volunteers: safety, pharmacokinetics, and effect on the insulin-like growth factor axis. Cancer Res. Nov 15 2010;70(22):9003-9011.
- Gertz M, Nguyen GT, Fischer F, et al. A molecular mechanism for direct sirtuin activation by resveratrol. PloS One. 2012;7(11):e49761.
- Zhu W, Qin W, Zhang K, et al. Trans-resveratrol alters mammary promoter hypermethylation in women at increased risk for breast cancer. Nutr Cancer. Apr 2012;64(3):393-400.
- Tang FY, Chiang EP, Sun YC. Resveratrol inhibits heregulin-beta1-mediated matrix metalloproteinase-9 expression and cell invasion in human breast cancer cells. J Nutr Biochem. May 2008;19(5):287-294.
- Tang FY, Su YC, Chen NC, et al. Resveratrol inhibits migration and invasion of human breast-cancer cells. Mol Nutr Food Res. Jun 2008;52(6):683-691.
- Li G, Rivas P, Bedolla R, et al. Dietary resveratrol prevents development of high-grade prostatic intraepithelial neoplastic lesions: involvement of SIRT1/S6K axis. Cancer Prev Res. Jan 2013;6(1):27-39.
- la Porte C, Voduc N, Zhang G, et al. Steady-State pharmacokinetics and tolerability of trans-resveratrol 2000 mg twice daily with food, quercetin and alcohol (ethanol) in healthy human subjects. Clin Pharmacokinet. Jul 2010;49(7):449-454.
- Vaz-da-Silva M, Loureiro AI, Falcao A, et al. Effect of food on the pharmacokinetic profile of trans-resveratrol. Int J Clin Pharmacol Ther. Nov 2008;46(11):564-570.
- Rotches-Ribalta M, Andres-Lacueva C, Estruch R, et al. Pharmacokinetics of resveratrol metabolic profile in healthy humans after moderate consumption of red wine and grape extract tablets. Pharmacol Res. Nov 2012;66(5):375-382.
- Boocock DJ, Faust GE, Patel KR, et al. Phase I dose escalation pharmacokinetic study in healthy volunteers of resveratrol, a potential cancer chemopreventive agent. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev. Jun 2007;16(6):1246-1252.
- Meng X, Maliakal P, Lu H, et al. Urinary and plasma levels of resveratrol and quercetin in humans, mice, and rats after ingestion of pure compounds and grape juice. J Agric Food Chem. Feb 25 2004;52(4):935-942.
- Howells LM, Berry DP, Elliott PJ, et al. Phase I randomized, double-blind pilot study of micronized resveratrol (SRT501) in patients with hepatic metastases—safety, pharmacokinetics, and pharmacodynamics. Cancer Prev Res. Sep 2011;4(9):1419-1425.
- Chow HH, Garland LL, Hsu CH, et al. Resveratrol modulates drug- and carcinogen-metabolizing enzymes in a healthy volunteer study. Cancer Prev Res. Sep 2010;3(9):1168-1175.
- Chi YC, Lin SP, Hou YC. A new herb-drug interaction of Polygonum cuspidatum, a resveratrol-rich nutraceutical, with carbamazepine in rats. Toxicol Appl Pharmacol. Sep 15 2012;263(3):315-322.
- Patel KR, Brown VA, Jones DJ, et al. Clinical pharmacology of resveratrol and its metabolites in colorectal cancer patients. Cancer Res. Oct 1 2010;70(19):7392-7399.
- Semba R, Ferrucci L, Bartali B, et al. Resveratrol levels and all-cause mortality in older community-dwelling adults. JAMA Intern Med. 2014 Jul;174(7):1077-84.
- Liu K, Zhou R, Wang B, et al. Effect of resveratrol on glucose control and insulin sensitivity: A meta-analysis of 11 randomized controlled trials. Am J Clin Nutr. 2014 Apr 2;99(6):1510-1519.
- Faghihzadeh F, Adibi P, Hekmatdoost A. The effects of resveratrol supplementation on cardiovascular risk factors in patients with non-alcoholic fatty liver disease: a randomised, double-blind, placebo-controlled study. Br J Nutr. 2015 Sep 14;114(5):796-803.
- Turner RS, Thomas RG, Craft S, et al. A randomized, double-blind, placebo-controlled trial of resveratrol for Alzheimer disease. Neurology. Oct 20 2015;85(16):1383-1391.
- Bo S, Ponzo V, Ciccone G, et al. Six months of resveratrol supplementation has no measurable effect in type 2 diabetic patients. A randomized, double blind, placebo-controlled trial. Pharmacol Res. 2016 Sep;111:896-905.
- Farzaei MH, Rahimi R, Nikfar S, Abdollahi M. Effect of resveratrol on cognitive and memory performance and mood: A meta-analysis of 225 patients. Pharmacol Res. 2018 Feb;128:338-344.
- Elgebaly A, Radwan IA, AboElnas MM, et al. Resveratrol Supplementation in Patients with Non-Alcoholic Fatty Liver Disease: Systematic Review and Meta-analysis. J Gastrointestin Liver Dis. 2017 Mar;26(1):59-67.
- Fogacci F, Tocci G, Presta V, Fratter A, Borghi C, Cicero AFG. Effect of resveratrol on blood pressure: A systematic review and meta-analysis of randomized, controlled, clinical trials. Crit Rev Food Sci Nutr. 2018 Jan 23:1-14.
- Imamura H, Yamaguchi T, Nagayama D, Saiki A, Shirai K, Tatsuno I. Resveratrol Ameliorates Arterial Stiffness Assessed by Cardio-Ankle Vascular Index in Patients With Type 2 Diabetes Mellitus. Int Heart J. 2017 Aug 3;58(4):577-583.
- Guo D, Xie J, Zhao J, Huang T, Guo X, Song J. Resveratrol protects early brain injury after subarachnoid hemorrhage by activating autophagy and inhibiting apoptosis mediated by the Akt/mTOR pathway. Neuroreport. 2018 Mar 21;29(5):368-379.
- Huhn S, Beyer F, Zhang R, et al. Effects of resveratrol on memory performance, hippocampus connectivity and microstructure in older adults - A randomized controlled trial. Neuroimage. Jul 1 2018;174:177-190.
- Anton SD, Ebner N, Dzierzewski JM, et al. Effects of 90 Days of Resveratrol Supplementation on Cognitive Function in Elders: A Pilot Study. J Altern Complement Med. Jul 2018;24(7):725-732.
- Bo S, Gambino R, Ponzo V, et al. Effects of resveratrol on bone health in type 2 diabetic patients. A double-blind randomized-controlled trial. Nutr Diabetes. Sep 20 2018;8(1):51.
- Bo S, Togliatto G, Gambino R, et al. Impact of sirtuin-1 expression on H3K56 acetylation and oxidative stress: a double-blind randomized controlled trial with resveratrol supplementation. Acta Diabetol. Apr 2018;55(4):331-340.
- Khojah HM, Ahmed S, Abdel-Rahman MS, et al. Resveratrol as an effective adjuvant therapy in the management of rheumatoid arthritis: a clinical study. Clin Rheumatol. Aug 2018;37(8):2035-2042.
- Hussain SA, Marouf BH, Ali ZS, et al. Efficacy and safety of co-administration of resveratrol with meloxicam in patients with knee osteoarthritis: a pilot interventional study. Clin Interv Aging. 2018;13:1621-1630.
- Fischer N, Seo EJ, Efferth T. Prevention from radiation damage by natural products. Phytomedicine. Aug 1 2018;47:192-200.
- Carsten RE, Bachand AM, Bailey SM, et al. Resveratrol reduces radiation-induced chromosome aberration frequencies in mouse bone marrow cells. Radiat Res. Jun 2008;169(6):633-638.
- Xu L, Yang X, Cai J, et al. Resveratrol attenuates radiation-induced salivary gland dysfunction in mice. Laryngoscope. Nov 2013;123(11):E23-29.
- Zhang H, Yan H, Zhou X, et al. The protective effects of Resveratrol against radiation-induced intestinal injury. BMC Complement Altern Med. Aug 16 2017;17(1):410.
- Banegas YC, Ocolotobiche EE, Padula G, et al. Evaluation of resveratrol radiomodifying potential for radiotherapy treatment. Mutat Res. Dec 2018;836(Pt B):79-83.
- Johnson GE, Ivanov VN, Hei TK. Radiosensitization of melanoma cells through combined inhibition of protein regulators of cell survival. Apoptosis. Jun 2008;13(6):790-802.
- Voellger B, Waldt N, Rupa R, et al. Combined effects of resveratrol and radiation in GH3 and TtT/GF pituitary adenoma cells. J Neurooncol. 2018 Sep;139(3):573-582.
- Prager I, Patties I, Himmelbach K, et al. Dose-dependent short- and long-term effects of ionizing irradiation on neural stem cells in murine hippocampal tissue cultures: neuroprotective potential of resveratrol. Brain Behav. Oct 2016;6(10):e00548.
- Bhardwaj A, Sethi G, Vadhan-Raj S, et al. Resveratrol inhibits proliferation, induces apoptosis, and overcomes chemoresistance through down-regulation of STAT3 and nuclear factor-kappaB-regulated antiapoptotic and cell survival gene products in human multiple myeloma cells. Blood. Mar 15 2007;109(6):2293-2302.
- Jazirehi AR, Bonavida B. Resveratrol modifies the expression of apoptotic regulatory proteins and sensitizes non-Hodgkin’s lymphoma and multiple myeloma cell lines to paclitaxel-induced apoptosis. Mol Cancer Ther. Jan 2004;3(1):71-84.
- Nguyen AV, Martinez M, Stamos MJ, et al. Results of a phase I pilot clinical trial examining the effect of plant-derived resveratrol and grape powder on Wnt pathway target gene expression in colonic mucosa and colon cancer. Cancer Manag Res. Apr 3 2009;1:25-37.
- Popat R, Plesner T, Davies F, et al. A phase 2 study of SRT501 (resveratrol) with bortezomib for patients with relapsed and or refractory multiple myeloma. Br J Haematol. Mar 2013;160(5):714-717.
- Pace-Asciak CR, Hahn S, Diamandis EP, et al. The red wine phenolics trans-resveratrol and quercetin block human platelet aggregation and eicosanoid synthesis: implications for protection against coronary heart disease. Clin Chim Acta. Mar 31 1995;235(2):207-219.
- Bertelli AA, Giovannini L, Giannessi D, et al. Antiplatelet activity of synthetic and natural resveratrol in red wine. Int J Tissue React. 1995;17(1):1-3.
- Thaung Zaw JJ, Howe PRC, Wong RHX. Long-term resveratrol supplementation improves pain perception, menopausal symptoms, and overall well-being in postmenopausal women: findings from a 24-month randomized, controlled, crossover trial. Menopause. Aug 31 2020;28(1):40-49.
- Wong RH, Thaung Zaw JJ, Xian CJ, et al. Regular Supplementation With Resveratrol Improves Bone Mineral Density in Postmenopausal Women: A Randomized, Placebo-Controlled Trial. J Bone Miner Res. Nov 2020;35(11):2121-2131.
- Asis M, Hemmati N, Moradi S, et al. Effects of resveratrol supplementation on bone biomarkers: a systematic review and meta-analysis. Ann N Y Acad Sci. Dec 2019;1457(1):92-103.
- Mankowski RT, You L, Buford TW, et al. Higher dose of resveratrol elevated cardiovascular disease risk biomarker levels in overweight older adults - A pilot study. Exp Gerontol. Mar 2020;131:110821.
- Jeyaraman MM, Al-Yousif NSH, Singh Mann A, et al. Resveratrol for adults with type 2 diabetes mellitus. Cochrane Database Syst Rev. Jan 17 2020;1(1):Cd011919.
- de Ligt M, Bergman M, Fuentes RM, et al. No effect of resveratrol supplementation after 6 months on insulin sensitivity in overweight adults: a randomized trial. Am J Clin Nutr. Oct 1 2020;112(4):1029-1038.
- Degraeuwe A, Jacobs MC, Herman A. Allergic contact dermatitis caused by resveratrol in a cosmetic cream. Contact Dermatitis. Jun 2020;82(6):412-413.
- Sahebkar A, Serban C, Ursoniu S, et al. Lack of efficacy of resveratrol on C-reactive protein and selected cardiovascular risk factors—Results from a systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials. Int J Cardiol. 2015;189:47-55.
- Natural Medicines Comprehensive Database Consumer Version: https://medlineplus.gov/druginfo/herb_All.html