
1. Quercetin là gì?
Quercetin thuộc họ các hợp chất bioflavonoid, các hợp chất này là thành phần tạo màu và của nhiều loại thực vật. Quercetin là bioflavonoid phổ biến nhất mà mọi người tiêu thụ và là bioflavonoid có hoạt tính mạnh nhất trong thí nghiệm.
Giống như nhiều bioflavonoid khác, Quercetin có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm, chống xơ vữa động mạch và chống ung thư. Nó cũng có tác dụng kích thích thần kinh tương tự như caffein nhưng kém hiệu quả hơn.
Hiện tại, các kết quả trong thí nghiệm cho thấy tiềm năng của quercetin là hợp chất chống ung thư, nhưng vẫn chưa rõ liệu tác dụng này có trên người hay không.
Quercetin được sử dụng phổ biến nhất cho các bệnh tim mạch và ngăn ngừa ung thư. Nó cũng được sử dụng cho bệnh viêm khớp, nhiễm trùng bàng quang và bệnh tiểu đường, nhưng hiện không có bằng chứng khoa học đủ mạnh để ủng hộ các công dụng này. Hiện cũng không có bằng chứng nào ủng hộ việc sử dụng quercetin cho COVID-19.
Tên gọi khác: 3,3',4'5,7-Pentahydroxyflavone, 3 4 5 7-pentahydroxylflavone, Bioflavonoid, Bioflavonoid Complex, Bioflavonoid Concentrate, Bioflavonoid Extract, Bioflavonoïde, Bioflavonoïde de Citron, Bioflavonoïdes de Citron, Citrus Bioflavones, Citrus Bioflavonoid, Citrus Bioflavonoids, Citrus Bioflavonoid Extract, Citrus Flavones, Citrus Flavonoids, Complexe de Bioflavonoïde, Concentré de Bioflavonoïde, Extrait de Bioflavonoïde, Extrait de Bioflavonoïdes de Citron, Flavones de Citron, Flavonoid, Flavonoïde, Meletin, Mélétine, Quercetina, Quercétine, Sophretin, Sophrétine, Apple extract
2. Quercetin có trong thực phẩm nào?
Quercetin được tìm thấy trong trái cây và rau quả, đặc biệt là ở lớp ngoài hoặc vỏ. Hàm lượng cao nhất được tìm thấy trong táo và hành tây.
Các nguồn thực phẩm giàu Quercetin bao gồm:
- Táo đỏ
- Hành tây
- Ớt ngọt (vàng và xanh)
- Hẹ
- Măng tây (nấu chín)
- Quả anh đào
- Cà chua
- Nho đỏ
- Súp lơ xanh
- Cải kale
- Xà lách lá đỏ
- Các loại quả mọng như quả nam việt quất, quả việt quất và quả mâm xôi
- Trà xanh và trà đen
Hàm lượng quercetin trong thực phẩm có thể phụ thuộc vào thổ nhưỡng và cách nuôi trồng.
3. Quercetin có tác dụng gì?
Nhìn chung, Quercetin chưa được chứng minh là có tác dụng điều trị ung thư hay các bệnh khác.
Nó được sử dụng phổ biến nhất cho các bệnh tim mạch và ngăn ngừa ung thư. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng cho bệnh viêm khớp, nhiễm trùng bàng quang và bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học không đủ mạnh để ủng hộ các công dụng này. Hiện cũng không có bằng chứng nào ủng hộ việc sử dụng quercetin cho COVID-19.
Cần lưu ý là có sự khác biệt giữa các tác dụng của quercetin trong nghiên cứu in vitro (nuôi cấy tế bào) và nghiên cứu in vivo (trên cơ thể sống). Các nghiên cứu tế bào cho thấy kết quả tuyệt vời, ở người và động vật thì không. Điều này chủ yếu là do quercetin có sinh khả dụng qua đường uống thấp nhưng cũng có thể là do các nghiên cứu trong ống nghiệm sử dụng một dạng quercetin gọi là 'quercetin aglycone' (dạng đặc biệt này không bao giờ tìm thấy trong máu do nó đã được biến đổi ở gan).
Quercetin có thể có hiệu quả cho:
- Điều trị dị ứng và viêm: Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy tác dụng chống viêm của quercetin, trong đó có cả tác dụng ức chế giải phóng histamine (chống dị ứng). Tuy nhiên, chưa có đánh giá trên người.
- Để ngăn ngừa và điều trị ung thư: Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy hoạt tính kháng ung thư của quercetin với nhiều lại nhiều loại tế bào ung thư. Nhưng vẫn chưa rõ liệu tác dụng này có trên người hay không.
- Điều trị bệnh tim mạch: Một nghiên cứu cho thấy quercetin kết hợp với chiết xuất rượu vang đỏ có thể làm giảm quá trình oxy hóa LDL (quá trình này có thể gây xơ vữa động mạch) ở người khỏe mạnh. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ tác động này là do quercetin hay do các thành phần khác tạo ra, các nghiên cứu tượng tự cũng không cho cùng kết quả.
Quercetin có thể không hiệu quả cho:
- Tăng cường hiệu suất thể thao: Uống quercetin trước khi tập thể thao không làm giảm mệt mỏi hoặc cải thiện hiệu suất tập thể thao.
4. Quercetin có tác dụng phụ không?
Quercetin được thấy trong nhiều loại thực vật và an toàn khi ăn. Ở dạngchất bổ sung/thực phẩm chức năng, nó có vẻ an toàn với rất ít hoặc không có tác dụng phụ.
- Khi dùng bằng đường uống: Quercetin có thể coi là an toàn khi sử dụng trong thời gian ngắn. Quercetin đã được sử dụng an toàn với liều lên đến 1 gam mỗi ngày trong 12 tuần. Hiện chưa rõ sử dụng lâu hơn hoặc liều cao hơn có an toàn hay không.
- Khi bôi lên da: Hiện không có đủ thông tin để biết liệu quercetin có an toàn khi dùng trên da hay không.
Quercetin nhìn chung có vẻ an toàn với ít hoặc không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, nó có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác nhau và có thể không ăn toàn cho với phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
Lưu ý khi sử dụng Quercetin trên các đối tượng đặc biệt:
- Mang thai và cho con bú: Hiện không có đủ thông tin để biết liệu quercetin có an toàn để sử dụng khi mang thai hoặc cho con bú hay không. Tránh sử dụng.
- Người bệnh thận: Quercetin có thể làm cho các vấn đề về thận trở nên tệ hơn. Không sử dụng quercetin nếu bạn có vấn đề về thận.
5. Quercetin có tương tác với thuốc không?
- Thuốc kháng sinh nhóm quinolone: Một số nhà khoa học cho rằng dùng quercetin cùng với thuốc kháng sinh nhóm quinolon có thể làm giảm tác dụng của những loại thuốc này. Hiện chưa rõ đây có phải vấn đề cần để ý không.
- Cyclosporine (Neoral, Sandimmune): Quercetin có thể làm giảm tốc độ chuyển hóa cyclosporin. Dùng quercetin với cyclosporin có thể làm tăng tác dụng và tác dụng phụ của cyclosporin.
- Diclofenac (Voltaren): Quercetin có thể làm giảm tốc độ chuyển hóa diclofenac. Dùng quercetin với diclofenac có thể làm tăng tác dụng và tác dụng phụ của diclofenac.
- Losartan (Cozaar): Quercetin có thể ảnh hưởng đến hấp thu và chuyển hóa losartan (thuốc điều trị cao huyết áp). Dùng quercetin với losartan có thể thay đổi tác dụng và tác dụng phụ của losartan.
- Thuốc chuyển hóa qua hệ enzym Cytochrome P450 bao gồm CYP2C8, CYP2C9, CYP2D6, CYP3A4: Trong các nghiên cứu trong ống nghiệm Quercetin đã được chứng minh là ức chế đáng kể hoạt động cơ bản của CYP2C8, CYP2C9, CYP2D6, CYP3A4. Nó có thể thay đổi mức độ chuyển hóa của các thuốc chuyển hóa qua các enzym này. Do đó, có thể thay đổi tác dụng và tác dụng phụ của các loại thuốc này.
- Thuốc trị tiểu đường: Quercetin có thể làm giảm lượng đường trong máu. Dùng nó cùng với thuốc tiểu đường có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp. Cần theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu.
- Thuốc hạ huyết áp: Quercetin có thể làm giảm huyết áp. Dùng nó cùng với các loại thuốc làm giảm huyết áp có thể khiến huyết áp xuống quá thấp.
- Midazolam (Versed): Quercetin có thể làm tăng tốc độ phân hủy midazolam. Dùng nó với midazolam có thể làm giảm tác dụng của midazolam.
- Mitoxantrone: Dùng quercetin và mitoxantrone cùng nhau có thể làm tăng tác dụng và tác dụng phụ của mitoxantrone.
- Pravastatin (Pravachol): Quercetin có thể làm giảm tốc độ cơ thể đào thải pravastatin. Dùng quercetin với pravastatin có thể làm tăng tác dụng và tác dụng phụ của pravastatin.
- Prazosin (Minipress): Quercetin có thể làm tăng nồng độ prazosin. Dùng quercetin và prazosin cùng nhau có thể làm tăng tác dụng và tác dụng phụ của prazosin.
- Quetiapine: Dùng quercetin và quetiapine cùng nhau có thể làm tăng tác dụng và tác dụng phụ của quetiapine.
- Sulfasalazine (Azulfidine): Quercetin có thể làm tăng nồng độ sulfasalazine. Dùng quercetin và sulfasalazine cùng nhau có thể làm tăng tác dụng và tác dụng phụ của sulfasalazine.
- Warfarin (Coumadin): Quercetin có thể làm tăng tác dụng của warfarin. Do đó, có thể làm tăng tác dụng và tác dụng phụ của warfarin (tăng nguy cơ tụ máu và chảy máu).
Thận trọng khi kết hợp Quercetin với:
6. Quercetin có tương tác với thảo dược/chất bổ sung khác không?
- Các loại thảo dược và chất bổ sung có thể làm giảm huyết áp: Quercetin có thể làm giảm huyết áp. Dùng nó với các chất bổ sung khác có cùng tác dụng có thể khiến huyết áp giảm quá nhiều. Ví dụ về các chất bổ sung có tác dụng này bao gồm Xuyên tâm liên, casein peptide, L-arginine, niacin và cây tầm ma.
- Các loại thảo dược và chất bổ sung có thể làm giảm lượng đường trong máu: Quercetin có thể làm giảm lượng đường trong máu. Dùng nó với các chất bổ sung khác có tác dụng tương tự có thể làm giảm lượng đường trong máu quá nhiều. Ví dụ về các chất bổ sung có tác dụng này bao gồm lô hội, mướp đắng, quế cassia, crom và xương rồng lê gai.
7. Quercetin có tương tác với thức ăn không?
Hiện không có tương tác nào với thức ăn được biết đến.
8. Liều lượng và cách sử dụng Quercetin
- Liều lượng quercetin được sử dụng nằm trong khoảng 12,5 đến 25 mg cho mỗi kg cân nặng, có nghĩa là khoảng 1.136-2.272 mg dùng hàng ngày.
- Khuyến cáo là nên bổ sung nó cùng các loại bioflavonoid khác như resveratrol, genistein hoặc catechin trà xanh để tăng hiệu lực một cách hiệp đồng.
- Khi tìm mua quercetin, bạn nên chọn dạng có sinh khả dụng tốt nhất là dihydrate, tiếp theo là glycoside, aglycone và cuối cùng là rutinoside.
Tóm lại
Lợi ích của Quercetin có vẻ đầy hứa hẹn, nhưng vẫn cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa về tác động của nó trên người.
- Lamson DW, Brignall MS. Antioxidant and cancer III: quercetin. Altern Med Rev 2000;5:196-208.
- Graefe EU, et al. Pharmacokinetics and bioavailability of the flavonol quercetin in humans. Int J Clin Pharmacol Therapy 1999;37:219-33.
- Erlund I, et al. Pharmacokinetics of quercetin aglycone and rutin in healthy volunteers. Eur J Clin Pharmacol 2000;56:545-53.
- Sampson S, et al. Flavonol and flavone intakes in US health professionals. J Am Diet Assoc 2002;102:1414-20.
- Akan Z, Garip AI. Antioxidants May Protect Cancer Cells from Apoptosis Signals and Enhance Cell Viability. Asian Pac J Cancer Prev. 2013;14(8):4611-4614.
- Shoskes D, et al. Quercetin in men with category III chronic prostatitis: a preliminary prospective, double-blind, placebo-controlled trial. Urology 1999;54:960-3.
- Janssen K, et al. Effects of the flavonoids quercetin and apigenin on hemostasis in healthy volunteers: results from an in vitro and dietary supplement study. Am J Clin Nutr 1998;67:255-62.
- Chopra M, et al. Nonalcoholic red wine extract and quercetin inhibit LDL oxidation without affecting plasma antioxidant vitamin and carotenoid concentrations. Clin Chem 2000;46:1162-70.
- Beatty ER, et al. Effect of dietary quercetin on oxidative DNA damage in healthy human subjects. Br J Nutr 2000;84:919-25.
- Ferry DR, et al. Phase I clinical trial of the flavonoid quercetin: pharmacokinetics and evidence for in vivo tyrosine kinase inhibition. Clin Cancer Res 1996;2:659-68.
- Sergent T, Dupont I, Van der Heiden E, et al. CYP1A1 and CYP3A4 modulation by dietary flavonoids in human intestinal Caco-2 cells. Toxicol Lett. 2009 Dec 15;191(2-3):216-22.
- Singh B, Mense SM, Bhat NK, et al. Dietary quercetin exacerbates the development of estrogen-induced breast tumors in female ACI rats. Toxicol Appl Pharmacol. 2010 Sep 1;247(2):83-90.
- Askari G, Ghiasvand R, Feizi A, Ghanadian SM, Karimian J. The effect of quercetin supplementation on selected markers of inflammation and oxidative stress. J Res Med Sci. 2012 Jul;17(7):637-41.
- Chen YW, Chou HC, Lin ST, et al. Cardioprotective Effects of Quercetin in Cardiomyocyte under Ischemia/Reperfusion Injury. Evid Based Complement Alternat Med. 2013;2013:364519.
- Sharmila G, Bhat FA, Arunkumar R, et al. Chemopreventive effect of quercetin, a natural dietary flavonoid on prostate cancer in in vivo model. Clin Nutr. 2013 Sep 3. [Epub ahead of print]
- Wang G, Zhang J, Liu L, Sharma S, Dong Q. Quercetin potentiates doxorubicin mediated antitumor effects against liver cancer through p53/Bcl-xl. PLoS One. 2012;7(12):e51764.
- Rinwa P, Kumar A. Quercetin suppresses the microglial neuroinflammatory response and induces anti-depressant like effect in olfactory bulbectomized rats. Neuroscience. 2013 Oct 1. [Epub ahead of print]
- Meng B, Gao W, Wei J, et al. Quercetin reduces serum homocysteine level in rats fed a methionine-enriched diet. Nutrition. 2013 Apr;29(4):661-6.
- Cialdella-Kam L, Nieman DC, Sha W, et al. Dose-response to 3 months of quercetin-containing supplements on metabolite and quercetin conjugate profile in adults. Br J Nutr. 2013 Jun;109(11):1923-33.
- Rastogi H, Jana S. Evaluation of inhibitory effects of caffeic acid and quercetin on human liver cytochrome p450 activities. Phytother Res. 2014 Dec;28(12):1873-8.
- Parvaresh A, Razavi R, Rafie N, Ghiasvand R, Pourmasoumi M, Miraghajani M. Quercetin and ovarian cancer: An evaluation based on a systematic review. J Res Med Sci. 2016 May 9;21:34.
- Brüll V, Burak C, Stoffel-Wagner B, et al. Acute intake of quercetin from onion skin extract does not influence postprandial blood pressure and endothelial function in overweight-to-obese adults with hypertension: a randomized, double-blind, placebo-controlled, crossover trial. Eur J Nutr. 2017 Apr;56(3):1347-1357.
- Burak C, Wolffram S, Zur B, et al. Effects of the flavonol quercetin and α-linolenic acid on n-3 PUFA status in metabolically healthy men and women: a randomised, double-blinded, placebo-controlled, crossover trial. Br J Nutr. 2017 Mar;117(5):698-711.
- Bazzucchi I, Patrizio F, Ceci R, et al. The Effects of Quercetin Supplementation on Eccentric Exercise-Induced Muscle Damage. Nutrients. 2019 Jan 21;11(1). pii: E205.
- Duranti G, Ceci R, Patrizio F, et al. Chronic consumption of quercetin reduces erythrocytes oxidative damage: Evaluation at resting and after eccentric exercise in humans. Nutr Res. 2018 Feb;50:73-81.
- Patrizio F, Ditroilo M, Felici F, et al. The acute effect of Quercetin on muscle performance following a single resistance training session. Eur J Appl Physiol. 2018 May;118(5):1021-1031.
- Javadi F, Ahmadzadeh A, Eghtesadi S, et al. The Effect of Quercetin on Inflammatory Factors and Clinical Symptoms in Women with Rheumatoid Arthritis: A Double-Blind, Randomized Controlled Trial. J Am Coll Nutr. 2017 Jan;36(1):9-15.
- Zhao Q, Wei J, Zhang H. Effects of quercetin on the pharmacokinetics of losartan and its metabolite EXP3174 in rats. Xenobiotica. 2019 May;49(5):563-568.
- Natural Medicines Comprehensive Database Consumer Version: https://medlineplus.gov/druginfo/herb_All.html