Thảo dược và thực phẩm hỗ trợ phục hồi Hậu COVID

PGS.TS. Nguyễn Văn Kình

14/10/2022

Dinh dưỡng hợp lý cùng sự hỗ trợ của một số loại thảo dược sẽ góp phần giúp cải thiện một số triệu chứng và hỗ trợ phục hồi sức khỏe sau COVID.

Các triệu chứng có thể gặp sau COVID-19 như đông máu, sương mù não, viêm toàn thân, suy giảm hệ tiêu hóa, suy giảm hệ miễn dịch,... Các nghiên cứu cũng cho thấy nhiều loại thực phẩm và dược liệu giúp cơ thể thanh nhiệt trừ độc, bài thải độc tố, kháng viêm, cải thiện các vấn đề về sức khỏe giúp nâng cao sức đề kháng, khôi phục sức khỏe sau bệnh tật. Với người bệnh sau điều trị COVID-19, dinh dưỡng lại càng quan trọng, bởi lúc này cơ thể vừa thoát khỏi trận chiến sống còn với virus, nhiều tế bào bị tổn thương cần được cung cấp dưỡng chất để phục hồi.

PGS. TS. Nguyễn Văn Kình - Cố vấn Cao Cấp Trung tâm Gen trị liệu thuộc Bệnh viện Bạch Mai và BS. Hoàng Sầm - Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam đã chỉ ra một số thảo dược, thực phẩm có thể hỗ trợ phục hồi sức khoẻ và cải thiện một số triệu chứng Hậu COVID.

1. Nhóm thảo dược giúp bổ máu dưỡng huyết

Nhọ nồi

Nhọ nồi

Nhọ nồi không chỉ làm dược liệu mà có thể chế biến thành món sinh tố rất tốt cho sức khỏe của những người gặp vấn đề về máu huyết.

Cỏ nhọ nồi giúp cân bằng yếu tố đông máu và chống đông máu, đảm bảo quá trình lưu thông máu

Y học cổ truyền thường dùng cỏ nhọ nồi để hỗ trợ khắc phục các chứng về máu huyết như: Xuất huyết, thổ huyết, khái huyết, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, trĩ ra máu, băng huyết. Với di chứng cục máu đông sau khi nhiễm Covid-19, cỏ nhọ nồi sẽ giúp cân bằng yếu tố đông máu và chống đông máu, để duy trì độ lỏng cần thiết, đảm bảo quá trình lưu thông máu.

Ngoài ra cây nhọ nồi chữa đau dạ dày, lá nhọ nồi hạ sốt. Nên cũng góp phần làm giảm các triệu chứng khác về đường tiêu hóa hậu Covid-19 hay điều hòa thân nhiệt.

Cỏ tranh

Cỏ tranh

Rễ cỏ tranh thường được dùng làm trà hoặc nước uống detox cơ thể vì có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải khát rất tốt.

Theo đông y, rễ cỏ tranh còn có tác dụng tiêu ứ huyết, vì vậy cũng hỗ trợ giảm tình trạng đông máu do hậu Covid-19 gây ra. Ngoài ra, thận cũng là cơ quan bị tác động khá nặng nề bởi quá trình viêm toàn thân hậu Covid-19, cỏ tranh cũng tăng cường chức năng thận, hỗ trợ điều trị viêm thận hay những vấn đề liên quan đến thận.

Cây huyết dụ (kê huyết đằng)

Cây huyết dụ (kê huyết đằng)

Một số thống kê cho thấy, ngoài vấn đề về ho, sốt, khó thở, mất vị giác, tiêu hóa kém, di chứng cục máu đông… hậu Covid-19 còn tác động đến sức khỏe sinh sản của người mắc phải. Ở phụ nữ, biểu hiện là việc rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc, rối loạn nội tiết tố.

Với những người có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, thiếu máu não hay gặp các vấn đề về máu huyết do hậu Covid-19 uống kê huyết đằng sẽ giúp cải thiện các triệu chứng và tăng khả năng phục hồi.

Ngoài ra, uống kê huyết đằng cũng giúp làm giảm chứng tê liệt thần kinh tính thiếu máu, tay chân tê dại, đau nhức toàn thân.

2. Bộ 3 thực phẩm chống đông máu nên được bổ sung trong bữa ăn hàng ngày

Thảo dược và thực phẩm hỗ trợ phục hồi Hậu COVID

Quế

Quế rất giàu coumarin là một chất chống đông máu thường được ứng dụng để sản xuất thuốc chống đông máu. Bổ sung thêm quế vào thực đơn hằng ngày còn giúp điều hòa huyết áp và giảm viêm.

Tuy nhiên, khi sử dụng quế thường xuyên, thời gian dài cũng cần chú ý liều lượng hợp lý bởi có thể gây tổn thương gan và thận.

Gừng

Trong gừng chứa nhiều hoạt chất salicylate có tác dụng ngăn ngừa tình trạng đông máu. Tác dụng chống đông máu của Salicylate ở mức vừa phải và có thể ngăn ngừa tình trạng đông máu ở tĩnh mạch mà không lo gây ra các biến chứng như chảy máu, xuất huyết.

Uống trà gừng hay sử dụng gừng trong các bữa ăn thường xuyên rất tốt trong duy trì độ loãng thích hợp cho máu, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ do đông máu, thiếu máu ở người cao tuổi.

Tỏi

Tỏi

Ăn tỏi hàng ngày không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe, hệ miễn dịch còn rất hữu ích trong việc làm loãng máu tự nhiên. Tỏi hoạt động như một hoạt chất chống đông máu nhờ chứa hàm lượng cao các chất sắt, vitamin B, magie, kali có khả năng ức chế tích tụ tiểu cầu.

Bên cạnh đó, tỏi tương đối an toàn và làm tăng hiệu quả khi sử dụng một số thuốc chống đông máu chứa warfarin.

3. Nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Bệnh nhân Covid-19 đang và đã điều trị khỏi, có triệu chứng hay triệu chứng nhẹ cũng nên chú ý sức khỏe, khắc phục các triệu chứng để tránh di chứng về sau.

Bên cạnh việc lựa chọn các thực phẩm cho bữa ăn hằng ngày hay dược liệu từ thảo mộc để nâng cao sức khỏe, có thể bổ sung các thực phẩm bảo vệ sức khỏe khác đã được nghiên cứu, bào chế dưới dạng siro hoặc viên uống, sẽ dễ dàng, tiện lợi và đảm bảo liều lượng hiệu quả cao hơn.

Hiện tại có khá nhiều nghiên cứu về thực phẩm bảo vệ sức khỏe trong COVID-19 và Hậu COVID, Bạn có thể  tham khảo thêm thông tin trong bài viết về 25 loại thực phẩm chức năng/chất bổ sung có thể có hiệu quả cho các tình trạng liên quan đến COVID-19 và Hậu COVID.

Các bài viết liên quan khác:

Chia sẻ bài viết
{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Đọc tiếp:

Quan điểm khoa học về Thực Phẩm Bảo Vệ Sức Khỏe như thế nào cho đúng?

>