Omega-3 có tác dụng gì? Liệu chúng ta có cần bổ sung?

16/11/2022 0 BÌnh Luận


Nội dung bài viết
Omega-3

1. Omega-3 là gì?

Omega-3 (còn được gọi là axit béo omega-3), chủ yếu đến từ dầu cá. Nó cũng được tìm thấy trong các loại thực phẩm như hạt lanh, dầu hạt lanh, quả óc chó và hạt chia.

Omega-3 là chất dinh dưỡng bạn có được từ thực phẩm (hoặc chất bổ sung/thực phẩm chứa năng) để giúp xây dựng và duy trì hoạt động khỏe mạnh cho cơ thể. Nó là thành phần thiết yếu cho cấu trúc của màng tế bào. Nó cũng là một thành phần cung cấp năng lượng và giúp duy trì hoạt động bình thường cho tim, phổi, mạch máu và hệ thống miễn dịch.

Axit béo omega-3 thường được bác sĩ chỉ định kết hợp với thay đổi lối sống (chế độ ăn, giảm cân, tập thể dục) để giảm lượng chất béo triglycerides trong máu ở những người có mức triglycerides cao. Nó nằm trong nhóm thuốc điều hòa Rối loạn chuyển hóa Lipd máu (mỡ máu cao). Axit béo omega-3 có thể có làm giảm lượng triglycerides và các chất béo khác trong gan.

Omega-3 bao gồm:

  • EPA (eicosapentaenoic acid) và DHA (docosahexaenoic acid): hai loại này được tìm thấy chủ yếu từ dầu cá.
  • ALA (alpha-linolenic acid): là một loại axit béo omega-3 có nguồn gốc từ thực vật, được tìm thấy trong các loại hạt.

Nồng độ DHA đặc biệt cao trong các tế bào võng mạc (mắt), não và tinh trùng.

Cơ thể chúng ta không chỉ cần các axit béo này để hoạt động bình thường mà nó còn mang lại một số lợi ích sức khỏe lớn.

Trên thị trường, dạng bổ sung của nó hiện được bán dưới hình thức là thuốc và cả thực phẩm chức năng.

Tên gọi khác: Eicosapentaenoic Acid, EPA, Docosahexaenoic Acid, DHA,Omega-3 fatty acids, N-3 Fatty Acids, Alpha-Linolenic Acid, dầu cá.

Tránh nhầm với: omega-6, omega-3-6-9

Kiến thức cơ bản: Axit béo là gì?

Axit béo thiết yếu (EFAs - Essential fatty acids) là các axit béo không bão hòa đa (PUFAs - Polyunsaturated Fatty Acids) cơ thể chúng ta cần và không thể sản xuất. 

Chỉ có hai loại Axit béo thiết yếu bao gồm: axit linoleic (LA) và axit alpha-linolenic (ALA). Trong quá trình chuyển hóa nó biến đổi thành các loại: AA (axit arachidonic acid), EPA (eicosapentaenoic acid) và DHA (docosahexaenoic acid). 

Trong đó, LA và AA là axit béo omega-6. ALA, EPA và DHA là axit béo omega-3.


2. Omega-3 có tác dụng gì?

Các nghiên cứu hiện có về Omega-3

Các nghiên cứu về Omega-3 đã được thực hiện rất nhiều và khá kỹ lưỡng, đặc biệt là với các loại được tìm thấy trong hải sản (cá và động vật có vỏ) và các chất bổ sung dầu cá. 

Kết quả nghiên cứu hiện tại cho thấy:

  • Bổ sung omega-3 không làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim (nghĩa là không làm giảm tỷ lệ xảy ra các biến cố tim mạch). Tuy vậy, ở những người ăn hải sản 1 đến 4 lần một tuần ít có nguy cơ tử vong vì bệnh tim hơn.
  • Liều cao omega-3 có thể làm giảm triglycerides.
  • Bổ sung omega-3 có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Bổ sung Omega-3 đã không được chứng minh một cách thuyết phục về tác dụng làm chậm sự tiến triển của bệnh mắt thoái hóa điểm vàng.
  • Đối với hầu hết các tình trạng khác mà chất bổ sung omega-3 đã được nghiên cứu, bằng chứng là chưa thuyết phục hoặc không chỉ ra được rằng omega-3 đem lại lợi ích.

Omega-3 có thể hữu ích cho:

  • Bệnh tim mạch: Dầu cá Omega-3 có thể làm giảm triglycerides. Ngay cả ở những người có mức triglycerides bình thường, nó có thể làm giảm viêm và cao huyết áp. Do đó, nó có thể ngăn chặn việc hình thành mảng bám và nguy cơ xơ vữa động mạch. Bằng cách này, nó có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch, mặc dù hầu hết các nghiên cứu gần đây không tìm thấy bằng chứng cho thấy nó thực sự làm giảm nguy cơ xảy ra biến cố tim mạch.
  • Viêm khớp: Dầu cá Omega-3 có đặc tính ức chế miễn dịch, vì vậy nó có thể có lợi cho những người viêm khớp dạng thấp. Bổ sung omega-3 dường như cũng làm tăng hiệu quả của thuốc chống viêm. Nó cũng đã được chứng minh là có thể làm giảm đau khớp liên quan đến làm việc (không phải do viêm). Chính vì vậy, nó thường xuyên được các vận động viên sử dụng. Các nghiên cứu ban đầu về dầu cá và các vận động viên đã gây thất vọng, nhưng các nghiên cứu sau đó (sử dụng liều lượng cao hơn nhiều) đã cho kết quả rất đáng khích lệ.
  • Trầm cảm: Nó dường như cải thiện đáng kể tâm trạng ở những người bị trầm cảm nặng, mặc dù vẫn chưa rõ liệu nó có ảnh hưởng đến những người bị trầm cảm nhẹ hay không. Trong đó EPA dường như là axit béo omega-3 hiệu quả nhất cho mục đích này. Một số nghiên cứu cho thấy những nơi có văn hóa ẩm thực với hàm lượng omega-3 cao có mức độ trầm cảm thấp hơn. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để xem liệu nó có thể tạo ra sự khác biệt thực sự hay không.
  • Sự phát triển ở trẻ em: DHA dường như rất quan trọng đối với sự phát triển thị giác và thần kinh ở trẻ sơ sinh.
  • Hen suyễn: Chế độ ăn giàu omega-3 giúp giảm viêm, một yếu tố chính trong bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh liệu bổ sung nó có thể cải thiện chức năng phổi hay giảm được lượng thuốc cần để kiểm soát bệnh hay không.
  • Tăng động giảm chú ý: Một số nghiên cứu cho thấy dầu cá có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh tăng động giảm chú ý ở một số trẻ em và cải thiện các chức năng nhận thức như suy nghĩ, ghi nhớ và học tập. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn và không nên sử dụng omega-3 như một phương pháp điều trị chính.
  • Bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ: Bằng chứng sơ bộ cho thấy rằng omega-3 có thể có lợi cho chức năng nhận thức, giúp bảo vệ chống lại bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ, đồng thời có tác động tích cực đến tình trạng mất trí nhớ liên quan đến lão hóa. Tuy nhiên, điều này chưa chắc chắn.
  • Ung thư: Ăn thực phẩm có hàm lượng omega-3 cao có mối liên hệ với việc giảm nguy cơ ung thư đại tràng, tiền liệt tuyến và ung thư vú. Tuy nhiên, kết quả không đồng nhất, vẫn cần phải có các nghiên cứu thêm để xác định liệu nó có ích thật sự hay không.

Omega-3 còn được quảng bá với nhiều công dụng khác nhưng hiện không có đủ bằng chứng đáng tin cậy để biết liệu nó có hữu ích thực sự hay không. 


3. Bổ sung Omega-3 từ đâu?

Nếu có thể, hãy thử bổ sung omega-3 từ nguồn thực phẩm thay vì dùng thuốc hay thực phẩm chức năng. Bạn có thể ăn các loại cá có dầu, không chiên, chứa nhiều axit béo omega-3 DHA và EPA ít nhất hai lần một tuần.

Các loại động vật giàu Omega-3 (EPA và DHA)

Cá hồi
  • Cá cơm
  • Cá xanh
  • Cá trích
  • Cá thu
  • Cá cờ
  • Cá hồi
  • Cá nhám
  • Cá mòi
  • Cá tầm
  • Cá ngừ
  • Dầu nhuyễn thể Krill

Lưu ý: Mặc dù ăn nhiều cá là tốt nhưng một số loại cá có thể có hàm lượng thủy ngân, biphenyls polychlorin hóa (PCB) hoặc các chất độc khác cao. Chúng bao gồm cá thu, cá kiếm hoang dã, cá ngói, cá mập, cá cờ, cá nhám và cá ngừ.

Các loại cá tự nhiên thường là an toàn hơn.

Các loại thực vật giàu Omega-3 (ALA)

Các loại hạt giàu omega-3
  • Quả óc chó
  • Hạt lanh và dầu hạt lanh
  • Dầu canola
  • Dầu đậu nành
  • Hạt chia

Lưu ý: Mặc dù thực phẩm chứa axit béo omega-3 có lợi cho sức khỏe, nhưng một số - như dầu và quả hạch - có thể chứa nhiều calo. Bạn nên ăn một cách điều độ để tránh tăng cân.

Ngoài ra, thịt, trứng và các sản phẩm từ sữa cũng chứa một lượng kha khá Omega-3.


4. Omega-3 có tác dụng phụ không?

Tác dụng phụ có thể gặp khi uống bổ sung Omega-3

Omega-3 thường chỉ tạo ra các tác dụng phụ nhẹ, nếu có. 

  • Các tác dụng phu có thể gặp bao gồm: mùi vị khó chịu, hơi thở hôi, mồ hôi có mùi hôi, đau đầu và các triệu chứng tiêu hóa như ợ chua, buồn nôn và tiêu chảy.
  • Nếu bạn đang dùng thuốc ảnh hưởng đến quá trình đông máu hoặc nếu bạn bị dị ứng với cá hoặc động vật có vỏ, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi bổ sung Omega-3.
  • Hiện chưa rõ liệu những người bị dị ứng hải sản có thể bổ sung dầu cá một cách an toàn hay không.

Điều bạn cần làm trước khi uống bổ sung Omega-3:

  • Cho bác sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với: axit béo omega-3, cá, động vật có vỏ (nghêu, sò điệp, tôm, tôm hùm, tôm càng, cua, hàu và các loại khác); bất kỳ loại thuốc nào khác; hoặc bất kỳ thành phần nào trong viên bổ sung omega-3.
  • Cho bác sĩ biết những loại thuốc, chất bổ sung và các sản phẩm thảo dược mà bạn đang dùng hoặc dự định dùng.
    Lưu ý đến các loại thuốc sau đây: thuốc chống đông máu như warfarin (Coumadin, Jantoven); thuốc chống kết tập tiểu cầu như cilostazol (Pletal), clopidrogrel (Plavix), dipyridamole (Persantine, trong Aggrenox), prasugrel (Effient) và ticlopidine; thuốc chẹn beta như atenolol (Tenormin, trong Tenoretic), labetalol (Trandate), metoprolol (Lopressor, Toprol XL, trong Dutoprol), nadolol (Corgard, trong Corzide) và propranolol (Inderal, Innopran XL, trong Inderide); thuốc lợi tiểu; biện pháp tránh thai có chứa estrogen (thuốc tránh thai, miếng dán, vòng và thuốc tiêm). Bác sĩ có thể cần phải thay đổi liều lượng thuốc của bạn hoặc theo dõi bạn cẩn thận về các tác dụng phụ. 
  • Cho bác sĩ biết nếu bạn bị tiểu đường, rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ; hoặc bệnh gan, tuyến giáp hoặc tuyến tụy. 
  • Cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú.

5. Omega-3 có tương tác với thuốc/thảo dược khác không?

Thận trọng khi dùng Omega-3 kết hợp với:

  • Thuốc chống đông máu/Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu:  Thuốc bổ sung omega-3 (DHA/EPA) có thể làm tăng khả năng chảy máu. Nếu bạn bị chảy máu -- hoặc dùng thuốc có thể làm tăng chảy máu, như apixaban (Eliquis), betrixaban (Bevyxxa), clopidogrel (Plavix), prasugrel (Effient), rivaroxaban (Xarelto), ticagrelor (Brilinta), warfarin (Coumadin) ) và một số NSAID, hãy thảo luận kỹ với bác sĩ điều trị trước khi sử dụng.
  • Glucocorticoids:  Bổ sung Omega-3 làm tăng một số tác dụng phụ của glucocorticoids trên chuột. Sự liên quan trên người vẫn chưa được biết.

6. Liều lượng và cách sử dụng Omega-3

Bổ sung Omega-3 bằng cách nào?

  • Cách tốt nhất để đảm bảo lượng omega-3 tối ưu là ăn cá béo ít nhất hai lần mỗi tuần. Tuy nhiên, nếu bạn không ăn nhiều cá béo hoặc hải sản, bạn có thể cân nhắc dùng viên uống dạng thực phẩm bổ sung.
  • Các dạng chất bổ sung Omega-3 tốt bao gồm dầu cá, dầu nhuyễn thể và tảo. Đối với người ăn chay và thuần chay, nên lựa chọn bổ sung loại viên nang làm từ dầu tảo (tảo có hàm lượng chất béo thấp, ăn trực tiếp sẽ không giúp ích nhiều).
  • Các loại thuốc Omega-3 được khuyên dùng cho người lớn có mức triglyceride cao. Không giống như các dạng thực phẩm bổ sung, những loại thuốc này được FDA chấp thuận và giám sát về chất lượng và độ an toàn cho các mục đích sử dụng cụ thể.

Liều dùng Omega bao nhiêu là tốt nhất?

  • Liều lượng dầu cá khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu bổ sung. Để tăng cường sức khỏe nói chung, 250mg EPA và DHA kết hợp là liều lượng tối thiểu (có thể thu được qua lượng cá ăn vào).
  • Với người bệnh tim mạch: Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị bổ sung 1g mỗi ngày.
  • Tổng lượng bổ sung được tính từ cả thực phẩm và chất bổ sung. Chế độ ăn càng nhiều Omega-3 thì càng ít cần đến dạng viên uống bổ sung.
  • Phụ nữ mang thai nên tăng lượng DHA lên ít nhất 200mg mỗi ngày, miễn là không có nguy cơ tăng nồng độ thủy ngân.

Uống Omega-3 khi nào tốt nhất?

Omega-3 có thể dùng bất cứ khi nào. Tuy nhiên để giảm việc ợ lên mùi cá, người ta thường khuyên dùng trong bữa ăn.

Omega 3 và Omega 3-6-9 loại nào tốt?

Cơ thể chúng ta có thể tạo ra axit béo omega-9 khi cần và bạn có đủ axit béo omega-6 thông qua chế độ ăn uống. Loại axit béo duy nhất mà bạn có thể thiếu là Omega-3 vì thế chúng ta không cần bổ sung loại tổng hợp 3-6-9 này.

Điều gì xảy ra với lượng Omega-3 thừa trong cơ thể?

Đơn giản là nó sẽ được sử dụng như một nguồn cung cấp năng lượng, giống như các chất béo khác.

Có nên nấu ăn bằng dầu omega-3 không?

Không nên nấu ăn với dầu omega-3 vì nó chứa nhiều chất béo không bão hòa đa, dễ bị hỏng ở nhiệt độ cao.

Bảo quản Omega-3 như thế nào?

Cũng chính vì Omega-3 dễ bị hỏng ở nhiệt độ cao, bạn nên bảo quản nó ở nơi tối, mát mẻ và không nên mua số lượng lớn vì nó có thể bị hỏng.

Tóm lại

  • Axit béo omega-3 rất quan trọng đối với sức khỏe.
  • Nếu bạn không thường xuyên ăn cá béo hoặc hải sản, bạn nên cân nhắc bổ sung bằng viên uống Omega-3.
  • Đó là một cách đơn giản nhưng hiệu quả để cải thiện cả sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Thêm vào đó, nó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

Nguồn tham khảo

  1. Tanskanen A, Hibbeln JR, Tuomilehto J, Uutela A, Haukkala A, Viinamaki H et al. Fish consumption and depressive symptoms in the general population in Finland. Psychiatr.Serv. 2001;52:529-31.
  2. Mischoulon D,.Fava M. Docosahexanoic acid and omega-3 fatty acids in depression. Psychiatr. Clin North Am 2000;23:785-94.
  3. Grenyer BF, Crowe T, Meyer B, et al. Fish oil supplementation in the treatment of major depression: a randomised double-blind placebo-controlled trial. Prog Neuropsychopharmacol Biol Psychiatry 2007 Oct 1;31(7):1393-6.
  4. Rogers PJ, Appleton KM, Kessler D, et al. No effect of n-3 long-chain polyunsaturated fatty acid (EPA and DHA) supplementation on depressed mood and cognitive function: a randomised controlled trial. Br J Nutr. 2008 Feb;99(2):421-31.
  5. Rees AM, Austin MP, Parker GB. Omega-3 fatty acids as a treatment for perinatal depression: randomized double-blind placebo-controlled trial. Aust N Z J Psychiatry. 2008 Mar;42(3):199-205
  6. Ryan AS, Nelson EB. Assessing the effect of docosahexaenoic acid on cognitive functions in healthy, preschool children: a randomized, placebo-controlled, double-blind study. Clin Pediatr (Phila) 2008 May;47(4):355-62.
  7. van de Rest O, Geleijnse JM, Kok FJ, et al. Effect of fish oil on cognitive performance in older subjects: a randomized, controlled trial. Neurology 2008 Aug 5;71(6):430-8.
  8. Kabir M, Skurnik G, Naour N, et al. Treatment for 2 mo with n 3 polyunsaturated fatty acids reduces adiposity and some atherogenic factors but does not improve insulin sensitivity in women with type 2 diabetes: a randomized controlled study. Am J Clin Nutr 2007 Dec;86(6):1670-9.
  9. Rizos E, Ntzani E, Bika E, et al. Association Between Omega-3 Fatty Acid Supplementation and Risk of Major Cardiovascular Disease Events: A Systematic Review and Meta-analysis. JAMA. 2012;308(10):1024-1033.
  10. Stenson WF, Cort D, Rodgers J, Burakoff R, DeSchryver-Kecskemeti K, Gramlich TL et al. Dietary supplementation with fish oil in ulcerative colitis. Ann.Intern.Med 1992;116:609-14.
  11. Anti M, Armelao F, Marra G, Percesepe A, Bartoli GM, Palozza P et al. Effects of different doses of fish oil on rectal cell proliferation in patients with sporadic colonic adenomas. Gastroenterology 1994;107:1709-18.
  12. Liang B, Wang S, Ye YJ, et al. Impact of postoperative omega-3 fatty acid-supplemented parenteral nutrition on clinical outcomes and immunomodulations in colorectal cancer patients. World J Gastroenterol. 2008;14(15):2434-9
  13. Feagan BG, Sandborn WJ, Mittmann U, et al. Omega-3 free fatty acids for the maintenance of remission in Crohn disease: the EPIC Randomized Controlled Trials. JAMA 2008 Apr 9;299(14):1690-7.
  14. Galarraga B, Ho M, Youssef HM, et al. Cod liver oil (n-3 fatty acids) as an non-steroidal anti-inflammatory drug sparing agent in rheumatoid arthritis. Rheumatology (Oxford) 2008 May;47(5):665-9.
  15. MacLean CH, et al. Effects of Omega-3 Fatty Acids on Cancer Risk. JAMA 2006; 295(4).
  16. Wolk A, Larsson SC, Johansson J, Ekman P. Long-term fatty fish consumption and renal cell carcinoma incidence in women. JAMA 2006;296(11):1371-1376.
  17. Brasky TM, Darke AK, Song X, et al. Plasma Phospholipid Fatty Acids and Prostate Cancer Risk in the SELECT Trial. J Natl Cancer Inst. 2013 Aug 7;105(15):1132-41.
  18. Weiss G, Meyer F, Matthies B, Pross M, Koenig W, Lippert H. Immunomodulation by perioperative administration of n-3 fatty acids. Br J Nutr 2002;87 Suppl 1:S89-S94.
  19. Heller AR, Fischer S, Rossel T, Geiger S, Siegert G, Ragaller M et al. Impact of n-3 fatty acid supplemented parenteral nutrition on haemostasis patterns after major abdominal surgery. Br J Nutr 2002;87 Suppl 1:S95-101.
  20. Rhodes LE, Shahbakhti H, Azurdia RM, Moison RM, Steenwinkel MJ, Homburg MI et al. Effect of eicosapentaenoic acid, an omega-3 polyunsaturated fatty acid, on UVR-related cancer risk in humans. An assessment of early genotoxic markers. Carcinogenesis 2003;24:919-25.
  21. Beckles WN, Elliott TM, Everard ML. Omega-3 fatty acids (from fish oils) for cystic fibrosis. Cochrane.Database.Syst.Rev. 2002;CD002201.
  22. Woods RK, Thien FC, Abramson MJ. Dietary marine fatty acids (fish oil) for asthma in adults and children. Cochrane.Database.Syst.Rev. 2002;CD001283.
  23. Joy CB, Mumby-Croft R, Joy LA. Polyunsaturated fatty acid supplementation for schizophrenia. Cochrane.Database.Syst.Rev. 2003;CD001257.
  24. Duffy EM, et al. The Clinical effect of dietary supplementation with omega-3 fish oils and/or copper in systemic lupus erythematosus. J. Rheumatology 2004;31(8):1551-6.
  25. Lewis, C. J. Letter Regarding Dietary Supplement Health Claim for Omega-3 Fatty Acids and Coronary Heart Disease. FDA Docket No. 91N-0103. 10-31-2000. https://pdfs.semanticscholar.org/5c90/42de155b3c273a5d70c7ed88acb7bb39b2b7.pdf. Accessed April 29, 2020.
  26. Thies F, Garry JM, Yaqoob P, Rerkasem K, Williams J, Shearman CP et al. Association of n-3 polyunsaturated fatty acids with stability of atherosclerotic plaques: a randomised controlled trial. Lancet 2003;361:477-85.
  27. Severus WE, Littman AB, Stoll AL. Omega-3 fatty acids, homocysteine, and the increased risk of cardiovascular mortality in major depressive disorder. Harv.Rev.Psychiatry 2001;9:280-93.
  28. Holm T, Berge RK, Andreassen AK, Ueland T, Kjekshus J, Simonsen S et al. Omega-3 fatty acids enhance tumor necrosis factor-alpha levels in heart transplant recipients. Transplantation 2001;72:706-11.
  29. Wallace FA, Miles EA, Calder PC. Comparison of the effects of linseed oil and different doses of fish oil on mononuclear cell function in healthy human subjects. Br J Nutr 2003;89:679-89.
  30. Hawkes JS, Bryan DL, Makrides M, Neumann MA, Gibson RA. A randomized trial of supplementation with docosahexaenoic acid-rich tuna oil and its effects on the human milk cytokines interleukin 1 beta, interleukin 6, and tumor necrosis factor alpha. Am J Clin Nutr 2002;75:754-60.
  31. Fugh-Berman A, Cott JM. Dietary supplements and natural products as psychotherapeutic agents. Psychosom.Med 1999;61:712-28.
  32. Tanaka K, Ishikawa Y, Yokoyama M, et al. Reduction in the recurrence of stroke by eicosapentaenoic acid for hypercholesterolemic patients: subanalysis of the JELIS trial. Stroke. 2008 Jul;39(7):2052-8.
  33. Gunnarsdottir I, Tomasson H, Kiely M, et al. Inclusion of fish or fish oil in weight-loss diets for young adults: effects on blood lipids. Int J Obes. 2008;32(7):1105-12.
  34. Buckley MS, Goff AD, Knapp WE. Fish oil interaction with warfarin. Ann Pharmacother. 2004 Jan;38(1):50-2.
  35. Amminger GP, Schäfer MR, Papageorgiou K, et al. Long-Chain {omega}-3 Fatty Acids for Indicated Prevention of Psychotic Disorders: A Randomized, Placebo-Controlled Trial. Arch Gen Psychiatry. 2010 Feb;67(2):146-54.
  36. Brasky TM, Lampe JW, Potter JD, Patterson RE, White E. Specialty Supplements and Breast Cancer Risk in the VITamins And Lifestyle (VITAL) Cohort. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev. 2010;19(7); 1696-708.
  37. Makrides M, Gibson R,McPhee A, et al. Effect of DHA Supplementation During Pregnancy on Maternal Depression and Neurodevelopment of Young Children. A Randomized Controlled Trial. JAMA. 2010;304(15):1675-1683.
  38. Murphy RA, Mourtzakis M, Chu QS, et al. Supplementation with fish oil increases first-line chemotherapy efficacy in patients with advanced nonsmall cell lung cancer. Cancer. 2011;117(16):3774-80.
  39. Murphy RA, Mourtzakis M, Chu QS, et al. Nutritional intervention with fish oil provides a benefit over standard of care for weight and skeletal muscle mass in patients with nonsmall cell lung cancer receiving chemotherapy. Cancer. 2011 Apr 15;117(8):1775-82.
  40. Trabal J, Leyes P, Forga M, Maurel J. Potential usefulness of an EPA-enriched nutritional supplement on chemotherapy tolerability in cancer patients without overt malnutrition. Nutr Hosp. 2010 Sep-Oct;25(5):736-40.
  41. Sinn N, Milte CM, Street SJ, et al. Br J Nutr. Effects of n-3 fatty acids, EPA v. DHA, on depressive symptoms, quality of life, memory and executive function in older adults with mild cognitive impairment: a 6-month randomised controlled trial. Br J Nutr. 2011 Sep 20:1-12.
  42. Campoy C, Escolano-Margarit MV, Ramos R, et la. Effects of prenatal fish-oil and 5-methyltetrahydrofolate supplementation on cognitive development of children at 6.5 y of age. Am J Clin Nutr. 2011; 94(6 Suppl):1880S-1888S.
  43. Andreeva VA, Touvier M, Kesse-Guyot E, Julia C, Galan P, Hercberg S. B vitamin and/or ω-3 fatty acid supplementation and cancer: ancillary findings from the supplementation with folate, vitamins B6 and B12, and/or omega-3 fatty acids (SU.FOL.OM3) randomized trial. Arch Intern Med 2012 Apr 9;172(7):540-7.
  44. Pilkington SM, Massey KA, Bennett SP, et al. Randomized controlled trial of oral omega-3 PUFA in solar-simulated radiation-induced suppression of human cutaneous immune responses. Am J Clin Nutr. 2013 Mar;97(3):646-52.
  45. Wu JH, Cahill LE, Mozaffarian D. Effect of Fish Oil on Circulating Adiponectin: A Systematic Review and Meta-Analysis of Randomized Controlled Trials. J Clin Endocrinol Metab. 2013 Jun;98(6):2451-9.
  46. Fappi A, Godoy TS, Maximino JR, et al. The effects of omega-3 Fatty Acid supplementation on dexamethasone-induced muscle atrophy. Biomed Res Int. 2014;2014:961438.
  47. Park JM, Han YM, Jeong M, et al. Omega-3 polyunsaturated acids as an angelus custos to rescue patients from NSAID-induced gastroduodenal damage. J Gastroenterol. 2015 Jan 13. [Epub ahead of print]
  48. Daenen L, Geert A. Cirkel G, Houthuijzen M, et al. Increased Plasma Levels of Chemoresistance-Inducing Fatty Acid 16:4(n-3) After Consumption of Fish and Fish Oil. JAMA Oncol. 2015 Jun;1(3):350-8.
  49. Camargo Cde Q, Mocellin MC, Pastore Silva Jde A, Fabre ME, Nunes EA, Trindade EB. Fish oil supplementation during chemotherapy increases posterior time to tumor progression in colorectal cancer. Nutr Cancer. 2016;68(1):70-6.
  50. Allaire J, Couture P, Leclerc M, et al. A randomized, crossover, head-to-head comparison of eicosapentaenoic acid and docosahexaenoic acid supplementation to reduce inflammation markers in men and women: the Comparing EPA to DHA (ComparED) Study. Am J Clin Nutr.2016 Aug;104(2):280-7.
  51. Pryce R, Bernaitis N, Davey AK, Badrick T, Anoopkumar-Dukie S. The Use of Fish Oil with Warfarin Does Not Significantly Affect either the International Normalised Ratio or Incidence of Adverse Events in Patients with Atrial Fibrillation and Deep Vein Thrombosis: A Retrospective Study. Nutrients.2016 Sep 20;8(9). pii: E578.
  52. Andrieu S, Guyonnet S, Coley N, et al. Effect of long-term omega 3 polyunsaturated fatty acid supplementation with or without multidomain intervention on cognitive function in elderly adults with memory complaints (MAPT): a randomised, placebo-controlled trial. Lancet Neurol. May 2017;16(5):377-389.
  53. Barbosa MM, Melo AL, Damasceno NR. The benefits of omega-3 supplementation depend on adiponectin basal level and adiponectin increase after the supplementation: A randomized clinical trial. Nutrition. Feb 2017;34:7-13.
  54. Lewis EJH, Perkins BA, Lovblom LE, et al. Effect of omega-3 supplementation on neuropathy in type 1 diabetes: A 12-month pilot trial. Neurology. Jun 13 2017;88(24):2294-2301.
  55. Hames KC, Morgan-Bathke M, Harteneck DA, et al. Very-long-chain omega-3 fatty acid supplements and adipose tissue functions: a randomized controlled trial. Am J Clin Nutr. Jun 2017;105(6):1552-1558.
  56. Jamilian M, Hashemi Dizaji S, Bahmani F, et al. A Randomized Controlled Clinical Trial Investigating the Effects of Omega-3 Fatty Acids and Vitamin E Co-Supplementation on Biomarkers of Oxidative Stress, Inflammation and Pregnancy Outcomes in Gestational Diabetes. Can J Diabetes. Apr 2017;41(2):143-149.
  57. Jabbari M, Khoshnevis T, Jenabi A, et al. The Effect of Omega-3 Supplement on Serum Lipid Profile in Patients Undergoing Hemodialysis: A Randomized Clinical Trial. Rom J Intern Med. Dec 01 2016;54(4):222-227.
  58. Irish AB, Viecelli AK, Hawley CM, et al. Effect of Fish Oil Supplementation and Aspirin Use on Arteriovenous Fistula Failure in Patients Requiring Hemodialysis: A Randomized Clinical Trial. JAMA Intern Med. Feb 01 2017;177(2):184-193.
  59. Ida S, Hiki N, Cho H, et al. Randomized clinical trial comparing standard diet with perioperative oral immunonutrition in total gastrectomy for gastric cancer. Br J Surg. Mar 2017;104(4):377-383.
  60. Dry Eye Assessment and Management Study Research Group. n-3 Fatty Acid Supplementation for the Treatment of Dry Eye Disease. N Engl J Med. 2018 Apr 13. doi: 10.1056/NEJMoa1709691. [Epub ahead of print]
  61. Hull MA, Sprange K, Hepburn T, et al. Eicosapentaenoic acid and aspirin, alone and in combination, for the prevention of colorectal adenomas (seAFOod Polyp Prevention trial): a multicentre, randomised, double-blind, placebo-controlled, 2 × 2 factorial trial. Lancet. 2018 Dec 15;392(10164):2583-2594.
  62. Manson JE, Cook NR, Lee IM, et al. Marine n-3 Fatty Acids and Prevention of Cardiovascular Disease and Cancer. N Engl J Med. 2019 Jan 3;380(1):23-32.
  63. McClaskey EM, Michalets EL. Subdural hematoma after a fall in an elderly patient taking high-dose omega-3 fatty acids with warfarin and aspirin: case report and review of the literature. Pharmacotherapy. 2007 Jan;27(1):152-60.
  64. Gross BW, Gillio M, Rinehart CD, Lynch CA, Rogers FB. Omega-3 Fatty Acid Supplementation and Warfarin: A Lethal Combination in Traumatic Brain Injury. J Trauma Nurs. 2017 Jan/Feb;24(1):15-18.
  65. Carney RM, Freedland KE, Rubin EH, Rich MW, Steinmeyer BC, Harris WS. A Randomized Placebo-Controlled Trial of Omega-3 and Sertraline in Depressed Patients With or at Risk for Coronary Heart Disease. J Clin Psychiatry. 2019 Jun 4;80(4). pii: 19m12742.
  66. Bot M, Brouwer IA, Roca, et al. Effect of Multinutrient Supplementation and Food-Related Behavioral Activation Therapy on Prevention of Major Depressive Disorder Among Overweight or Obese Adults With Subsyndromal Depressive Symptoms: The MooDFOOD Randomized Clinical Trial. JAMA. 2019 Mar 5;321(9):858-868.
  67. Makrides M, Best K, Yelland L, et al. A Randomized Trial of Prenatal n-3 Fatty Acid Supplementation and Preterm Delivery. N Engl J Med. 2019 Sep 12;381(11):1035-1045.
  68. Bakker N, van den Helder RS, Stoutjesdijk E, van Pelt J, Houdijk APJ. Effects of perioperative intravenous ω-3 fatty acids in colon cancer patients: a randomized, double-blind, placebo-controlled clinical trial. Am J Clin Nutr. 2020 Feb 1;111(2):385-395.
  69. Song M, Ou FS, Zemla TJ, et al. Marine omega-3 fatty acid intake and survival of stage III colon cancer according to tumor molecular markers in NCCTG Phase III trial N0147 (Alliance). Int J Cancer. 2019 Jul 15;145(2):380-389.
  70. Darwito D, Dharmana E, Riwanto I, et al. Effects of Omega-3 Supplementation on Ki-67 and VEGF Expression Levels and Clinical Outcomes of Locally Advanced Breast Cancer Patients Treated with Neoadjuvant CAF Chemotherapy: A Randomized Controlled Trial Report. Asian Pac J Cancer Prev. 2019 Mar 26;20(3):911-916.
  71. de la Rosa Oliva F, Meneses García A, Ruiz Calzada H, et al. Effects of omega-3 fatty acids supplementation on neoadjuvant chemotherapy-induced toxicity in patients with locally advanced breast cancer: a randomized, controlled, double-blinded clinical trial. Nutr Hosp. 2019 Aug 26;36(4):769-776.
  72. Nicholls SJ, Lincoff AM, Garcia M, et al. Effect of High-Dose Omega-3 Fatty Acids vs Corn Oil on Major Adverse Cardiovascular Events in Patients at High Cardiovascular Risk: The STRENGTH Randomized Clinical Trial. JAMA. 2020 Nov 15:e2022258. Online ahead of print
  73. Christen WG, Cook NR, Manson JE, et al. Effect of Vitamin D and ω-3 Fatty Acid Supplementation on Risk of Age-Related Macular Degeneration: An Ancillary Study of the VITAL Randomized Clinical Trial. JAMA Ophthalmol. 2020 Dec 1;138(12):1280-1289.
  74. Zhang X, Chen H, Lu Y, et al. Prevention of oxaliplatin-related neurotoxicity by ω-3 PUFAs: A double-blind randomized study of patients receiving oxaliplatin combined with capecitabine for colon cancer. Medicine (Baltimore). 2020 Dec 11;99(50):e23564.
  75. Manson JE, Bassuk SS, Buring JE; VITAL Research Group. Principal results of the VITamin D and OmegA-3 TriaL (VITAL) and updated meta-analyses of relevant vitamin D trials. J Steroid Biochem Mol Biol. 2020 Apr;198:105522.
  76. Yan CH, Rathor A, Krook K, et al. Effect of Omega-3 Supplementation in Patients With Smell Dysfunction Following Endoscopic Sellar and Parasellar Tumor Resection: A Multicenter Prospective Randomized Controlled Trial.  Neurosurgery. 2020 Aug 1;87(2):E91-E98.
  77. Okereke OI, Vyas CM, Mischoulon D, et al. Effect of Long-term Supplementation With Marine Omega-3 Fatty Acids vs Placebo on Risk of Depression or Clinically Relevant Depressive Symptoms and on Change in Mood Scores: A Randomized Clinical Trial. JAMA. 2021 Dec 21;326(23):2385-2394.
  78. Albert CM, Cook NR, Pester J, et al. Effect of Marine Omega-3 Fatty Acid and Vitamin D Supplementation on Incident Atrial Fibrillation: A Randomized Clinical Trial. JAMA. 2021 Mar 16;325(11):1061-1073.
  79. Bernasconi AA, Wiest MM, Lavie CJ, Milani RV, Laukkanen JA. Effect of Omega-3 Dosage on Cardiovascular Outcomes: An Updated Meta-Analysis and Meta-Regression of Interventional Trials. Mayo Clin Proc. 2021 Feb;96(2):304-313.
  80. Hahn J, Cook NR, Alexander EK, et al. Vitamin D and marine omega 3 fatty acid supplementation and incident autoimmune disease: VITAL randomized controlled trial. BMJ. 2022 Jan 26;376:e066452.
  81. Sim E, Kim JM, Lee SM, et al. The Effect of Omega-3 Enriched Oral Nutrition Supplement on Nutritional Indices and Quality of Life in Gastrointestinal Cancer Patients: A Randomized Clinical Trial. Asian Pac J Cancer Prev. 2022 Feb 1;23(2):485-494.
  82. Lam CN, Watt AE, Isenring EA, et al. The effect of oral omega-3 polyunsaturated fatty acid supplementation on muscle maintenance and quality of life in patients with cancer: A systematic review and meta-analysis. Clin Nutr. 2021 Jun;40(6):3815-3826.
  83. Patursson P, Møller G, Muhic A, Andersen JR. N-3 fatty acid EPA supplementation in cancer patients receiving abdominal radiotherapy - A randomised controlled trial. Clin Nutr ESPEN. 2021 Jun;43:130-136. 
  84. The National Center for Complementary and Integrative Health (NCCIH): https://www.nccih.nih.gov/health/atoz

Chia sẻ bài viết

Cố vấn cao cấp Đơn vị Gen trị liệu - Trung tâm YHHN và Ung bướu - BV Bạch Mai.
Tác giả sách: "Sinh học phân tử Ung thư" và nhiều sách khác về Gen trị liệu, nguồn gốc Ung thư và các phương pháp tiếp cận.
Ông là người tâm huyết với ngành sinh học phân tử và là người đặt nền móng về lý thuyết và thực hành cho Gen trị liệu Việt Nam.
Ông là khách mời thường xuyên trên các đài truyền thông: VTC, VTV, Truyền hình Quốc hội... về chủ đề COVID-19, Ung thư, Gen trị liệu...

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tháng Mười 17, 2022

Tháng Mười 14, 2022

Tháng Bảy 15, 2022

Tháng Bảy 6, 2022

Tháng Bảy 2, 2022

Tháng Sáu 30, 2022

Trang [tcb_pagination_current_page] / [tcb_pagination_total_pages]

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>