
1. Nhâm sâm Hoa Kỳ (American Ginseng) là gì?
Nhân sâm Hoa Kỳ (Panax quinquefolius) là một loại thảo mộc mọc chủ yếu ở Bắc Mỹ. Nó là một trong những thảo dược có nhu cầu cao.
Nhân sâm Hoa Kỳ được coi là một chất thích nghi (Adaptogen). Chất thích nghi là một nhóm các chất có tác dụng kích thích sức đề kháng của cơ thể chống lại các tác nhân gây căng thẳng về thể chất, môi trường và cảm xúc.
Nhân sâm Hoa Kỳ cũng chứa các hóa chất gọi là ginsenosides, có vẻ có ảnh hưởng đến lượng insulin và làm giảm lượng đường trong máu.
Nhân sâm Hoa Kỳ thường được sử dụng để giảm căng thẳng, tăng cường miễn dịch, nhiễm trùng đường hô hấp trên, bệnh tiểu đường và nhiều bệnh khác, tuy nhiên không có nhiều bằng chứng khoa học tốt để hỗ trợ hầu hết các công dụng này.
Tên gọi khác: Anchi Ginseng, Baie Rouge, Canadian Ginseng, Ginseng, Ginseng à Cinq Folioles, Ginseng Américain, Ginseng Americano, Ginseng d'Amérique, Ginseng D'Amérique du Nord, Ginseng Canadien, Ginseng de l'Ontario, Ginseng du Wisconsin, Ginseng Occidental, Ginseng Root, North American Ginseng, Occidental Ginseng, Ontario Ginseng, Panax Quinquefolia, Panax Quinquefolium, Panax quinquefolius, Racine de Ginseng, Red Berry, Ren Shen, Sang, Shang, Shi Yang Seng, Wisconsin Ginseng, Xi Yang Shen.
Tránh nhầm với: nhân sâm châu Á (Panax ginseng) hoặc Eleuthero (Eleutherococcus senticosus). Đây là những loại thảo dược có những tác dụng khác nhau.
2. Nhâm sâm Hoa Kỳ có tác dụng gì?
Nhân sâm Hoa Kỳ có thể hiệu quả cho:
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Dùng chiết xuất nhân sâm Hoa Kỳ cụ thể có tên là CVT-E002 (Cold-FX, Afexa Life Sciences) bằng đường uống trong mùa cúm có thể ngăn ngừa các triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm ở một số người lớn.
Người ta quan tâm đến việc sử dụng nhân sâm Hoa Kỳ cho một số mục đích khác, nhưng hiện không có đủ thông tin đáng tin cậy để nói liệu nó có thể hữu ích hay không.
3. Nhâm sâm Hoa Kỳ có an toàn không?
Khi dùng bằng đường uống : Nhân sâm Hoa Kỳ có thể an toàn khi sử dụng ngắn hạn. Liều 100-3000 mg mỗi ngày đã được sử dụng an toàn trong tối đa 12 tuần. Các tác dụng phụ có thể bao gồm nhức đầu, nhưng nó thường được dung nạp tốt.
Lưu ý khi dùng Nhân sâm Hoa Kỳ:
Mang thai: Nhân sâm Hoa Kỳ có thể không an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai. Một trong những chất hóa học trong nhân sâm Panax (một loại cây có liên quan đến nhân sâm Hoa Kỳ) có liên quan đến khả năng gây dị tật bẩm sinh. Không dùng nhân sâm Hoa Kỳ nếu bạn đang mang thai.
Cho con bú: Không có đủ thông tin đáng tin cậy để biết liệu nhân sâm Hoa Kỳ có an toàn để sử dụng khi cho con bú hay không. Nên tránh sử dụng.
Trẻ em: Nhân sâm Hoa Kỳ có thể an toàn khi sử dụng ngắn hạn. Một chiết xuất nhân sâm Hoa Kỳ cụ thể được gọi là CVT-E002 (Cold-FX, Afexa Life Sciences) đã được sử dụng với liều 4,5-26 mg / kg đường uống hàng ngày trong 3 ngày ở trẻ em từ 3-12 tuổi.
Các tình trạng nhạy cảm với hormone như ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung: Nhân sâm Hoa Kỳ có chứa thành phần ginsenosides có thể hoạt động giống như estrogen. Tránh sử dụng nhân sâm Hoa Kỳ có chứa ginsenosides nếu bạn có tình trạng bệnh có thể trở nên tồi tệ hơn khi có mặt estrogen. (Lưu ý: Có một số loại chiết xuất nhân sâm Hoa Kỳ đã loại bỏ ginsenosides).
Mất ngủ: Dùng nhân sâm Hoa Kỳ liều cao có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ.
Tâm thần phân liệt (một loại bệnh rối loạn tâm thần): Dùng nhân sâm Hoa Kỳ liều cao có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ và kích động ở những người bị tâm thần phân liệt.
Phẫu thuật: Nhân sâm Hoa Kỳ có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và có thể gây khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu trong và sau khi phẫu thuật. Ngừng dùng nhân sâm Hoa Kỳ ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.
4. Nhâm sâm Hoa Kỳ có tương tác với thuốc không?
Không sử dụng Nhân sâm Hoa Kỳ kết hợp với:
Warfarin (Coumadin)
Warfarin được sử dụng để làm chậm quá trình đông máu. Nhân sâm Hoa Kỳ đã được báo cáo là làm giảm tác dụng của warfarin. Điều này có thể làm tăng nguy cơ đông máu. Hiện không rõ tại sao tương tác này có thể xảy ra. Tránh không dùng nhân sâm Hoa Kỳ nếu bạn dùng warfarin.
Thận trọng khi sử dụng Nhân sâm Hoa Kỳ kết hợp với:
Thuốc điều trị trầm cảm (MAOIs)
Nhân sâm Hoa Kỳ có thể gây kích thích. Một số loại thuốc điều trị trầm cảm cũng có thể gây kích thích. Dùng nhân sâm Hoa Kỳ cùng với các loại thuốc được sử dụng cho bệnh trầm cảm này có thể gây ra các tác dụng phụ như lo lắng, đau đầu, bồn chồn và mất ngủ.
Một số MAOI phổ biến bao gồm: phenelzine (Nardil), selegiline (Zelapar) và tranylcypromine (Parnate).
Thuốc trị bệnh tiểu đường
Nhân sâm Hoa Kỳ có thể làm giảm lượng đường trong máu. Dùng nhân sâm Hoa Kỳ cùng với thuốc điều trị bệnh tiểu đường có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp. Cần theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu khi dùng sự kết hợp này.
Thuốc ức chế miễn dịch
Nhân sâm Hoa Kỳ có thể làm tăng cường hệ thống miễn dịch. Một số loại thuốc làm giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch (ức chế miễn dịch) như những loại thuốc được sử dụng sau khi ghép tạng. Dùng nhân sâm Hoa Kỳ kết hợp với những loại thuốc này có thể làm giảm tác dụng của thuốc.
5. Nhâm sâm Hoa Kỳ có tương tác với thảo dược/chất bổ sung khác không?
Các loại thảo mộc và chất bổ sung có thể làm giảm lượng đường trong máu
Nhân sâm Hoa Kỳ có thể làm giảm lượng đường trong máu. Dùng nó với các chất bổ sung khác có tác dụng tương tự có thể làm giảm lượng đường trong máu quá nhiều. Ví dụ về các chất bổ sung có tác dụng này bao gồm lô hội, mướp đắng, quế cassia, crom và xương rồng lê gai.
6. Nhâm sâm Hoa Kỳ có tương tác với thức ăn không?
Hiện không có tương tác nào với thức ăn được biết đến.
7. Cách sử dụng Nhâm sâm Hoa Kỳ
Nhân sâm Hoa Kỳ thường được người lớn sử dụng với liều 200-400 mg, uống hai lần mỗi ngày trong 3-6 tháng. Bạn nên trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để tìm ra liều lượng phù hợp nhất cho mình.
- Guglielmo M, Di Pede P, Alfieri S, et al. A randomized, double-blind, placebo controlled, phase II study to evaluate the efficacy of ginseng in reducing fatigue in patients treated for head and neck cancer. J Cancer Res Clin Oncol. 2020;146:2479-2487. View abstract.
- Best T, Clarke C, Nuzum N, Teo WP. Acute effects of combined Bacopa, American ginseng and whole coffee fruit on working memory and cerebral haemodynamic response of the prefrontal cortex: a double-blind, placebo-controlled study. Nutr Neurosci. 2019:1-12. View abstract.
- Jovanovski E, Lea-Duvnjak-Smircic, Komishon A, et al. Vascular effects of combined enriched Korean Red ginseng (Panax Ginseng) and American ginseng (Panax Quinquefolius) administration in individuals with hypertension and type 2 diabetes: A randomized controlled trial. Complement Ther Med. 2020;49:102338. View abstract.
- McElhaney JE, Simor AE, McNeil S, Predy GN. Efficacy and safety of CVT-E002, a proprietary extract of panax quinquefolius in the prevention of respiratory infections in influenza-vaccinated community-dwelling adults: a multicenter, randomized, double-blind, and placebo-controlled trial. Influenza Res Treat 2011;2011:759051. View abstract.
- Wang CZ, Kim KE, Du GJ, et al. Ultra-Performance Liquid Chromatography and Time-of-Flight Mass Spectrometry Analysis of Ginsenoside Metabolites in Human Plasma. Am J Chin Med. 2011; 39: 1161-1171. View abstract.
- Charron D, Gagnon D. The demography of northern populations of Panax quinquefolium (American ginseng). J Ecology. 1991;79:431-445.
- Andrade ASA, Hendrix C, Parsons TL, et al. Pharmacokinetic and metabolic effects of American ginseng (Panax quinquefolius) in healthy volunteers receiving the HIV protease inhibitor indinavir. BMC Complement Alt Med. 2008;8:50. View abstract.
- Mucalo I, Jovanovski E, Rahelic D, et al. Effect of American ginseng (Panax quinquefolius L.) on arterial stiffness in subjects with type-2 diabetes and concomitant hypertension. J Ethnopharmacol. 2013;150:148-53. View abstract.
- High KP, Case D, Hurd D, et al. A randomized, controlled trial of Panax quinquefolius extract (CVT-E002) to reduce respiratory infection in patients with chronic lymphocytic leukemia. J Support Oncol. 2012;10:195-201. View abstract.
- Chen EY, Hui CL. HT1001, a proprietary North American ginseng extract, improves working memory in schizophrenia: a double-blind, placebo-controlled study. Phytother Res. 2012;26:1166-72. View abstract.
- Barton DL, Liu H, Dakhil SR, et al. Wisconsin Ginseng (Panax quinquefolius) to improve cancer-related fatigue: a randomized, double-blind trial, N07C2. J Natl Cancer Inst. 2013;105:1230-8. View abstract.
- Barton DL, Soori GS, Bauer BA, et al. Pilot study of Panax quinquefolius (American ginseng) to improve cancer-related fatigue: a randomized, double-blind, dose-finding evaluation: NCCTG trial N03CA. Support Care Cancer 2010;18:179-87. View abstract.
- Stavro PM, Woo M, Leiter LA, et al. Long-term intake of North American ginseng has no effect on 24-hour blood pressure and renal function. Hypertension 2006;47:791-6. View abstract.
- Stavro PM, Woo M, Heim TF, et al. North American ginseng exerts a neutral effect on blood pressure in individuals with hypertension. Hypertension 2005;46:406-11. View abstract.
- Scholey A, Ossoukhova A, Owen L, et al. Effects of American ginseng (Panax quinquefolius) on neurocognitive function: an acute, randomised, double-blind, placebo-controlled, crossover study. Psychopharmacology (Berl) 2010;212:345-56. View abstract.
- Predy GN, Goel V, Lovlin RE, et al. Immune modulating effects of daily supplementation of COLD-fX (a proprietary extract of North American ginseng) in healthy adults. J Clin Biochem Nutr 2006;39:162-167.
- Vohra S, Johnston BC, Laycock KL, et al. Safety and tolerability of North American ginseng extract in the treatment of pediatric upper respiratory tract infection: a phase II randomized, controlled trial of 2 dosing schedules. Pediatrics 2008;122:e402-10. View abstract.
- Rotem C, Kaplan B. Phyto-Female Complex for the relief of hot flushes, night sweats and quality of sleep: randomized, controlled, double-blind pilot study. Gynecol Endocrinol 2007;23:117-22. View abstract.
- King ML, Adler SR, Murphy LL. Extraction-dependent effects of American ginseng (Panax quinquefolium) on human breast cancer cell proliferation and estrogen receptor activity. Integr Cancer Ther 2006;5:236-43. View abstract.
- Hsu CC, Ho MC, Lin LC, et al. American ginseng supplementation attenuates creatine kinase level induced by submaximal exercise in human beings. World J Gastroenterol 2005;11:5327-31. View abstract.
- Sengupta S, Toh SA, Sellers LA, et al. Modulating angiogenesis: the yin and the yang in ginseng. Circulation 2004;110:1219-25. View abstract.
- Cui Y, Shu XO, Gao YT, et al. Association of ginseng use with survival and quality of life among breast cancer patients. Am J Epidemiol 2006;163:645-53. View abstract.
- McElhaney JE, Goel V, Toane B, et al. Efficacy of COLD-fX in the prevention of respiratory symptoms in community-dwelling adults: a randomized, double-blinded, placebo controlled trial. J Altern Complement Med 2006;12:153-7. View abstract.
- Lim W, Mudge KW, Vermeylen F. Effects of population, age, and cultivation methods on ginsenoside content of wild American ginseng (Panax quinquefolium). J Agric Food Chem 2005;53:8498-505. View abstract.
- Eccles R. Understanding the symptoms of the common cold and influenza. Lancet Infect Dis 2005;5:718-25. View abstract.
- Turner RB. Studies of "natural" remedies for the common cold: pitfalls and pratfalls. CMAJ 2005;173:1051-2. View abstract.
- Wang M, Guilbert LJ, Ling L, et al. Immunomodulating activity of CVT-E002, a proprietary extract from North American ginseng (Panax quinquefolium). J Pharm Pharmacol 2001;53:1515-23. View abstract.
- Wang M, Guilbert LJ, Li J, et al. A proprietary extract from North American ginseng (Panax quinquefolium) enhances IL-2 and IFN-gamma productions in murine spleen cells induced by Con-A. Int Immunopharmacol 2004;4:311-5. View abstract.
- Chen IS, Wu SJ, Tsai IL. Chemical and bioactive constituents from Zanthoxylum simulans. J Nat Prod 1994;57:1206-11. View abstract.
- Predy GN, Goel V, Lovlin R, et al. Efficacy of an extract of North American ginseng containing poly-furanosyl-pyranosyl-saccharides for preventing upper respiratory tract infections: a randomized controlled trial. CMAJ 2005;173:1043-8.. View abstract.
- Sievenpiper JL, Arnason JT, Leiter LA, Vuksan V. Decreasing, null and increasing effects of eight popular types of ginseng on acute postprandial glycemic indices in healthy humans: the role of ginsenosides. J Am Coll Nutr 2004;23:248-58. View abstract.
- Yuan CS, Wei G, Dey L, et al. American ginseng reduces warfarin's effect in healthy patients: a randomized, controlled trial. Ann Intern Med 2004;141:23-7. View abstract.
- McElhaney JE, Gravenstein S, Cole SK, et al. A Placebo-Controlled Trial of a Proprietary Extract of North American Ginseng (CVT-E002) to Prevent Acute Respiratory Illness in Institutionalized Older Adults. J Am Geriatr Soc 2004;52:13-9. View abstract.
- Murphy LL, Lee TJ. Ginseng, sex behavior, and nitric oxide. Ann N Y Acad Sci 2002;962:372-7. View abstract.
- Lee YJ, Jin YR, Lim WC, et al. Ginsenoside-Rb1 acts as a weak phytoestrogen in MCF-7 human breast cancer cells. Arch Pharm Res 2003;26:58-63.. View abstract.
- Chan LY, Chiu PY, Lau TK. An in-vitro study of ginsenoside Rb-induced teratogenicity using a whole rat embryo culture model. Hum Reprod 2003;18:2166-8.. View abstract.
- Benishin CG, Lee R, Wang LC, Liu HJ. Effects of ginsenoside Rb1 on central cholinergic metabolism. Pharmacology 1991;42:223-9.. View abstract.
- Wang X, Sakuma T, Asafu-Adjaye E, Shiu GK. Determination of ginsenosides in plant extracts from Panax ginseng and Panax quinquefolius L. by LC/MS/MS. Anal Chem 1999;71:1579-84.. View abstract.
- Yuan CS, Attele AS, Wu JA, et al. Panax quinquefolium L. inhibits thrombin-induced endothelin release in vitro. Am J Chin Med 1999;27:331-8. View abstract.
- Li J, Huang M, Teoh H, Man RY. Panax quinquefolium saponins protects low density lipoproteins from oxidation. Life Sci 1999;64:53-62.. View abstract.
- Sievenpiper JL, Arnason JT, Leiter LA, Vuksan V. Variable effects of American ginseng: a batch of American ginseng (Panax quinquefolius L.) with a depressed ginsenoside profile does not affect postprandial glycemia. Eur J Clin Nutr 2003;57:243-8. View abstract.
- Lyon MR, Cline JC, Totosy de Zepetnek J, et al. Effect of the herbal extract combination Panax quinquefolium and Ginkgo biloba on attention-deficit hyperactivity disorder: a pilot study. J Psychiatry Neurosci 2001;26:221-8. View abstract.
- Amato P, Christophe S, Mellon PL. Estrogenic activity of herbs commonly used as remedies for menopausal symptoms. Menopause 2002;9:145-50. View abstract.
- Luo P, Wang L. Peripheral blood mononuclear cell production of TNF-alpha in response to North American ginseng stimulation [abstract]. Alt Ther 2001;7:S21.
- Vuksan V, Stavro MP, Sievenpiper JL, et al. Similar postprandial glycemic reductions with escalation of dose and administration time of American ginseng in type 2 diabetes. Diabetes Care 2000;23:1221-6. View abstract.
- Eagon PK, Elm MS, Hunter DS, et al. Medicinal herbs: modulation of estrogen action. Era of Hope Mtg, Dept Defense; Breast Cancer Res Prog, Atlanta, GA 2000;Jun 8-11.
- Morris AC, Jacobs I, McLellan TM, et al. No ergogenic effect of ginseng ingestion. Int J Sport Nutr 1996;6:263-71. View abstract.
- Sotaniemi EA, Haapakoski E, Rautio A. Ginseng therapy in non-insulin-dependent diabetic patients. Diabetes Care 1995;18:1373-5. View abstract.
- Vuksan V, Sievenpiper JL, Koo VY, et al. American ginseng (Panax quinquefolius L) reduces postprandial glycemia in nondiabetic subjects and subjects with type 2 diabetes mellitus. Arch Intern Med 2000;160:1009-13. View abstract.
- Janetzky K, Morreale AP. Probable interaction between warfarin and ginseng. Am J Health Syst Pharm 1997;54:692-3. View abstract.
- Jones BD, Runikis AM. Interaction of ginseng with phenelzine. J Clin Psychopharmacol 1987;7:201-2. View abstract.
- Shader RI, Greenblatt DJ. Phenelzine and the dream machine-ramblings and reflections. J Clin Psychopharmacol 1985;5:65. View abstract.
- Hamid S, Rojter S, Vierling J. Protracted cholestatic hepatitis after the use of Prostata. Ann Intern Med 1997;127:169-70. View abstract.
- Brown R. Potential interactions of herbal medicines with antipsychotics, antidepressants and hypnotics. Eur J Herbal Med 1997;3:25-8.
- Dega H, Laporte JL, Frances C, et al. Ginseng as a cause of Stevens-Johnson syndrome. Lancet 1996;347:1344. View abstract.
- Ryu S, Chien Y. Ginseng-associated cerebral arteritis. Neurology 1995;45:829-30. View abstract.
- Gonzalez-Seijo JC, Ramos YM, Lastra I. Manic episode and ginseng: Report of a possible case. J Clin Psychopharmacol 1995;15:447-8. View abstract.
- Greenspan EM. Ginseng and vaginal bleeding [letter]. JAMA 1983;249:2018. View abstract.
- Hopkins MP, Androff L, Benninghoff AS. Ginseng face cream and unexplained vaginal bleeding. Am J Obstet Gynecol 1988;159:1121-2. View abstract.
- Palmer BV, Montgomery AC, Monteiro JC, et al. Gin Seng and mastalgia [letter]. BMJ 1978;1:1284. View abstract.
- Scaglione F, Cattaneo G, Alessandria M, Cogo R. Efficacy and safety of the standardized Ginseng extract G115 for potentiating vaccination against the influenza syndrome and protection against the common cold. Drugs Exp Clin Res 1996;22:65-72. View abstract.
- Duda RB, Zhong Y, Navas V, et al. American ginseng and breast cancer therapeutic agents synergistically inhibit MCF-7 breast cancer cell growth. J Surg Oncol 1999;72:230-9. View abstract.
- Natural Medicines Comprehensive Database Consumer Version: https://medlineplus.gov/druginfo/herb_All.html