
Gingko biloba (Bạch quả) là một trong những loài cây sống lâu đời nhất trên thế giới. Ginkgo biloba là loại thảo mộc được sử dụng phổ biến nhất cho sức khỏe của não bộ. Nó có thể tăng cường nhận thức ở những người lớn tuổi nhưng nhìn chung tác động này không đáng tin cậy hoặc chỉ mang tính chung chung.
1. Gingko biloba (Bạch quả) là thuốc gì?
Ginkgo biloba (Bạch quả) là một chất bổ sung rất phổ biến và là một trong những loại thảo dược bán chạy nhất. Ginkgo biloba được chiết xuất lá của cây bạch quả và được đóng gói dưới dạng chất chiết xuất lỏng, viên nang hoặc viên nén. Ở Việt Nam, nó được quảng bá nhiều với nhiều tác dụng, trong đó phổ biến nhất là tác dụng tăng cường nhận thức hay gọi nôm na là bổ não.
Gingko biloba (Bạch quả) là một trong những loài cây sống lâu đời nhất trên thế giới, nó được cho là đã sinh sống trên trái đất cách đây 150 triệu năm.
Ginkgo biloba lần đầu tiên được sử dụng trong y học Trung Quốc cổ đại. Người Trung Quốc sử dụng nó vì tác dụng tăng cường nhận thức và để giảm bớt các triệu chứng của hen suyễn. Bên cạnh đó, họ cũng dùng hạt bạch quả vì tin vào đặc tính "tăng cường sức mạnh" của nó.
Ngày nay, chiết xuất Ginkgo biloba từ lá bạch quả được quảng cáo là thực phẩm bổ sung trong chế độ ăn uống cho nhiều bệnh, bao gồm lo lắng, dị ứng, sa sút trí tuệ, các vấn đề về mắt, bệnh động mạch ngoại biên, ù tai và các vấn đề sức khỏe khác.
Tên gọi khác: ginkgo, Ginkgo biloba, fossil tree, maidenhair tree, Arbre aux quarante écus, Japanese silver apricot, baiguo, yinhsing, Tanakan, Tebonin, Rökan, Maidenhair, Bạch quả, Ngân hạnh, Áp cước tù, Công tôn thụ.
2. Gingko biloba (Bạch quả) có tác dụng gì?
Hiện đã có rất nhiều nghiên cứu về hiệu quả và tính an toàn của Gingko biloba (Bạch quả) với sức khỏe của con người.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Hiện không có bằng chứng cho thấy bạch quả có ích cho bất kỳ tình trạng sức khỏe nào.
Tác dụng tăng cường trí nhớ:
- Tác dụng của Gingko biloba (Bạch quả) trong việc tăng cường trí nhớ có những kết quả trái ngược nhau. Một số bằng chứng cho thấy nó có thể cải thiện trí nhớ ở người lớn khỏe mạnh một cách khiêm tốn, hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng bạch quả không cải thiện trí nhớ, sự chú ý hoặc chức năng não.
- Chứng mất trí nhớ: Hiện không có đủ bằng chứng hỗ trợ việc sử dụng Gingko biloba để ngăn ngừa chứng mất trí nhớ hay để điều trị những người bị suy giảm nhận thức nhẹ. Theo các nghiên cứu về đánh giá trí nhớ dài hạn của Gingko biloba, có hơn 3.000 người lớn tuổi tham gia và được tài trợ một phần bởi NCCIH, Hoa Kỳ: Nó không giúp ngăn ngừa chứng mất trí nhớ hoặc suy giảm nhận thức và cũng không ngăn chứng mất trí nhớ liên quan đến Alzheimer
Các tác dụng khác
- Đối với các tình trạng sức khỏe khác, một số lượng nhỏ bằng chứng cho thấy lợi ích của việc dùng Gingko biloba, nhưng chưa đủ để kết luận. Những tình trạng này bao gồm lo lắng, bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh tăng nhãn áp, bệnh động mạch ngoại vi, hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), tâm thần phân liệt và chóng mặt.
- Kết quả các nghiên cứu hiện tại cho thấy có vẻ bạch quả không giúp ích cho tăng cường trí nhớ ở những người khỏe mạnh, huyết áp cao, ù tai, bệnh đa xơ cứng, rối loạn cảm xúc hay nguy cơ bị đau tim/đột quỵ.
3. Gingko Biloba (Bạch quả) có tác dụng phụ không?
Nhìn chung, chiết xuất Gingko Biloba có thể coi là an toàn khi dùng bằng đường uống với lượng vừa phải. Một số tác dụng phụ có thể bao gồm: nhức đầu, đau dạ dày, chóng mặt, đánh trống ngực, táo bón và các phản ứng dị ứng trên da.
Trong một nghiên cứu trên chuột năm 2013, uống chiết xuất từ lá bạch quả sẽ tăng nguy cơ phát triển ung thư gan và tuyến giáp. Liệu trên người có như vậy không thì chúng ta chưa rõ.
Lưu ý khi sử dụng Gingko Biloba (Bạch quả) trên một số đối tượng đặc biệt
- Người có nguy cơ chảy máu: nên thận trọng vì Gingko biloba có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
- Người dùng thuốc chống đông: Nghiên cứu cho thấy Gingko biloba có thể tương tác với một số loại thuốc thông thường, bao gồm thuốc chống đông máu (thuốc làm loãng máu).
- Phụ nữ mang thai: Uống Gingko biloba có thể không an toàn, nó có thể gây chuyển dạ sớm hoặc chảy máu thêm trong khi sinh nếu được sử dụng gần thời điểm đó.
- Phụ nữ cho con bú: Hiện rất ít thông tin về việc sử dụng bạch quả khi cho con bú có an toàn hay không.
- Người bệnh động kinh hoặc dễ bị co giật: Tránh dùng Gingko biloba. Một lượng lớn ginkgotoxin có trong Gingko biloba có thể gây co giật. (Ginkgotoxin có nhiều trong hạt bạch quả và ít hơn trong lá).
- Phẫu thuật: Việc bổ sung Gingko biloba có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Nếu bạn dự định phẫu thuật, hãy ngừng dùng nó trước đó hai tuần.
- Người bệnh tiểu đường: Gingko biloba có thể có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Nếu sử dụng, bạn cần theo dõi chặt chẽ đường huyết.
4. Gingko biloba (Bạch quả) có tương tác với thuốc và thảo dược khác không?
- Alprazolam (Xanax): Dùng Gingko biloba với loại thuốc này có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.
- Thuốc chống đông máu/Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu, thảo mộc và thực phẩm chức năng có tác dụng là giảm đông máu: Dùng Gingko biloba với họ có thể làm tăng nguy cơ tụ máu (bầm tím) và chảy máu. Ví dụ về các chất bổ sung có tác dụng này bao gồm tỏi, gừng, bạch quả, nattokinase và nhân sâm.
- Thuốc chống động kinh, co giật và các thảo mộc và chất bổ sung có tác dụng tương tự: Thành phần Ginkgotoxin (có nhiều trong hạt Gingko biloba) lượng lớn có thể gây co giật. Do đó, nó có thể làm giảm hiệu quả của thuốc chống co giật.
- Thuốc chống trầm cảm: Dùng Gingko biloba với một số loại thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như fluoxetine (Prozac, Sarafem) và imipramine (Tofranil), có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.
- Một số thuốc giảm mỡ máu nhóm statin: Dùng Gingko biloba cùng với simvastatin (Zocor) có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Nó cũng làm giảm tác dụng của atorvastatin (Lipitor).
- Thuốc trị tiểu đường: Gingko biloba có thể thay đổi phản ứng của bạn với những loại thuốc này.
- Ibuprofen: Kết hợp Gingko biloba với ibuprofen có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
5. Cách sử dụng
- Để Tăng cường nhận thức: dùng 120-240mg, một đến bốn giờ trước khi cần.
- Để giảm bớt sự suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi: dùng 40-120mg, ba lần một ngày.
- Dạng bổ sung của Ginkgo biloba còn được gọi là chiết xuất EGb-761.Nó phải là một chiết xuất đậm đặc theo tỷ lệ 50: 1.
- Ginkgo biloba nên được dùng trong bữa ăn.
6. Vậy chúng ta có nên dùng không?
Nhìn chung, các nghiên cứu không ủng hộ việc sử dụng Gingko biloba (bạch quả) để ngăn ngừa hoặc làm chậm chứng mất trí hoặc suy giảm nhận thức. Vẫn cần phải có nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu về vai trò của Gingko biloba trong việc hỗ trợ chức năng não và trong điều trị các bệnh khác.
Bạn có thể không cần lo ngại về tính an toàn của nó khi sử dụng nhưng nên cân nhắc vì có thể bạn sẽ mất chi phí mà không đem lại kết quả mong đợi.
- Suzuki R, Kohno H, Sugie S, et al. Preventive effects of extract of leaves of ginkgo (Ginkgo biloba) and its component bilobalide on azoxymethane-induced colonic aberrant crypt foci in rats. Cancer Lett. Jul 16 2004;210(2):159-169.
- Pretner E, Amri H, Li W, et al. Cancer-related overexpression of the peripheral-type benzodiazepine receptor and cytostatic anticancer effects of Ginkgo biloba extract (EGb 761). Anticancer Res. Jan-Feb 2006;26(1a):9-22.
- Xu AH, Chen HS, Sun BC, et al. Therapeutic mechanism of Ginkgo biloba exocarp polysaccharides on gastric cancer. World J Gastroenterol. Nov 2003;9(11):2424-2427.
- Dodge HH, Zitzelberger T, Oken BS, et al. A randomized placebo-controlled trial of Ginkgo biloba for the prevention of cognitive decline. Neurology. May 6 2008;70(19 Pt 2):1809-1817.
- DeKosky ST, Williamson JD, Fitzpatrick AL, et al. Ginkgo biloba for prevention of dementia: a randomized controlled trial. JAMA. Nov 19 2008;300(19):2253-2262.
- Snitz BE, O’Meara ES, Carlson MC, et al. Ginkgo biloba for preventing cognitive decline in older adults: a randomized trial. JAMA. Dec 23 2009;302(24):2663-2670.
- Vellas B, Coley N, Ousset PJ, et al. Long-term use of standardised Ginkgo biloba extract for the prevention of Alzheimer’s disease (GuidAge): a randomised placebo-controlled trial. Lancet Neurol. Oct 2012;11(10):851-859.
- Solomon PR, Adams F, Silver A, et al. Ginkgo for memory enhancement: a randomized controlled trial. JAMA. Aug 21 2002;288(7):835-840.
- Birks J, Grimley Evans J. Ginkgo biloba for cognitive impairment and dementia. Cochrane Database Syst Rev. Jan 21 2009(1):Cd003120.
- Butler M, Nelson VA, Davila H, et al. Over-the-Counter Supplement Interventions to Prevent Cognitive Decline, Mild Cognitive Impairment, and Clinical Alzheimer-Type Dementia: A Systematic Review. Ann Intern Med. Jan 2 2018;168(1):52-62.
- Li S, Zhang X, Fang Q, et al. Ginkgo biloba extract improved cognitive and neurological functions of acute ischaemic stroke: a randomised controlled trial. Stroke Vasc Neurol. Dec 2017;2(4):189-197.
- Oskouei DS, Rikhtegar R, Hashemilar M, et al. The effect of Ginkgo biloba on functional outcome of patients with acute ischemic stroke: a double-blind, placebo-controlled, randomized clinical trial. J Stroke Cerebrovasc Dis. Nov 2013;22(8):e557-563.
- Kuller LH, Ives DG, Fitzpatrick AL, et al. Does Ginkgo biloba reduce the risk of cardiovascular events? Circ Cardiovasc Qual Outcomes. Jan 2010;3(1):41-47.
- Han SS, Nam EC, Won JY, et al. Clonazepam quiets tinnitus: a randomised crossover study with Ginkgo biloba. J Neurol Neurosurg Psychiatry. Aug 2012;83(8):821-827.
- Rejali D, Sivakumar A, Balaji N. Ginkgo biloba does not benefit patients with tinnitus: a randomized placebo-controlled double-blind trial and meta-analysis of randomized trials. Clin Otolaryngol Allied Sci. Jun 2004;29(3):226-231.
- Shakibaei F, Radmanesh M, Salari E, et al. Ginkgo biloba in the treatment of attention-deficit/hyperactivity disorder in children and adolescents. A randomized, placebo-controlled, trial. Complement Ther Clin Pract. May 2015;21(2):61-67.
- Salehi B, Imani R, Mohammadi MR, et al. Ginkgo biloba for attention-deficit/hyperactivity disorder in children and adolescents: a double blind, randomized controlled trial. Prog Neuropsychopharmacol Biol Psychiatry. Feb 1 2010;34(1):76-80.
- Gertsch JH, Basnyat B, Johnson EW, et al. Randomised, double blind, placebo controlled comparison of Ginkgo biloba and acetazolamide for prevention of acute mountain sickness among Himalayan trekkers: the prevention of high altitude illness trial (PHAIT). BMJ. Apr 3 2004;328(7443):797.
- Moraga FA, Flores A, Serra J, et al. Ginkgo biloba decreases acute mountain sickness in people ascending to high altitude at Ollague (3696 m) in northern Chile. Wilderness Environ Med. Winter 2007;18(4):251-257.
- Ye B, Aponte M, Dai Y, et al. Ginkgo biloba and ovarian cancer prevention: epidemiological and biological evidence. Cancer Lett. Jun 18 2007;251(1):43-52.
- Hauns B, Haring B, Kohler S, et al. Phase II study of combined 5-fluorouracil/Ginkgo biloba extract (GBE 761 ONC) therapy in 5-fluorouracil pretreated patients with advanced colorectal cancer. Phytother Res. Feb 2001;15(1):34-38.
- Biggs ML, Sorkin BC, Nahin RL, et al. Ginkgo biloba and risk of cancer: secondary analysis of the Ginkgo Evaluation of Memory (GEM) Study. Pharmacoepidemiol Drug Saf. Jul 2010;19(7):694-698.
- Barton DL, Burger K, Novotny PJ, et al. The use of Ginkgo biloba for the prevention of chemotherapy-related cognitive dysfunction in women receiving adjuvant treatment for breast cancer, N00C9. Support Care Cancer. Apr 2013;21(4):1185-1192.
- Hoenerhoff MJ, Pandiri AR, Snyder SA, et al. Hepatocellular carcinomas in B6C3F1 mice treated with Ginkgo biloba extract for two years differ from spontaneous liver tumors in cancer gene mutations and genomic pathways. Toxicol Pathol. Aug 2013;41(6):826-841.
- Mei N, Guo X, Ren Z, et al. Review of Ginkgo biloba-induced toxicity, from experimental studies to human case reports. J Environ Sci Health C Environ Carcinog Ecotoxicol Rev. Jan 2 2017;35(1):1-28.
- Deng Y, Bi HC, Zhao LZ, et al. Induction of cytochrome P450 3A by the Ginkgo biloba extract and bilobalides in human and rat primary hepatocytes. Drug Metab Lett. Jan 2008;2(1):60-66.
- Lau AJ, Chang TK. Inhibition of human CYP2B6-catalyzed bupropion hydroxylation by Ginkgo biloba extract: effect of terpene trilactones and flavonols. Drug Metab Dispos. Sep 2009;37(9):1931-1937.
- Chen JS, Chen YH, Huang PH, et al. Ginkgo biloba extract reduces high-glucose-induced endothelial adhesion by inhibiting the redox-dependent interleukin-6 pathways. Cardiovasc Diabetol. May 3 2012;11:49.
- Yoo DY, Nam Y, Kim W, et al. Effects of Ginkgo biloba extract on promotion of neurogenesis in the hippocampal dentate gyrus in C57BL/6 mice. J Vet Med Sci. Jan 2011;73(1):71-76.
- Park YJ, Choo WH, Kim HR, et al. Inhibitory Aromatase Effects of Flavonoids from Ginkgo biloba Extracts on Estrogen Biosynthesis. Asian Pac J Cancer Prev. 2015;16(15):6317-6325.
- Rowin J, Lewis SL. Spontaneous bilateral subdural hematomas associated with chronic Ginkgo biloba ingestion. Neurology. Jun 1996;46(6):1775-1776.
- Gilbert GJ. Ginkgo biloba. Neurology. Apr 1997;48(4):1137.
- Rosenblatt M, Mindel J. Spontaneous hyphema associated with ingestion of Ginkgo biloba extract. N Engl J Med. Apr 10 1997;336(15):1108.
- Matthews MK, Jr. Association of Ginkgo biloba with intracerebral hemorrhage. Neurology. Jun 1998;50(6):1933-1934.
- Pedroso JL, Henriques Aquino CC, Escorcio Bezerra ML, et al. Ginkgo biloba and cerebral bleeding: a case report and critical review. Neurologist. Mar 2011;17(2):89-90.
- Aruna D, Naidu MU. Pharmacodynamic interaction studies of Ginkgo biloba with cilostazol and clopidogrel in healthy human subjects. Br J Clin Pharmacol. Mar 2007;63(3):333-338.
- Gregory PJ. Seizure associated with Ginkgo biloba? Ann Intern Med. Feb 20 2001;134(4):344.
- Cohen PR. Fixed Drug Eruption to Supplement Containing Ginkgo biloba and Vinpocetine: A Case Report and Review of Related Cutaneous Side Effects. J Clin Aesthet Dermatol. Oct 2017;10(10):44-47.
- Lai SW, Chen JH, Kao WY. Acute hemolytic anemia in glucose-6-phosphate dehydrogenase deficiency complicated by Ginkgo biloba. Acta Haematol. 2013;130(4):288-290.
- Scott GN, Elmer GW. Update on natural product—drug interactions. Am J Health Syst Pharm. Feb 15 2002;59(4):339-347.
- Hellum BH, Hu Z, Nilsen OG. Trade herbal products and induction of CYP2C19 and CYP2E1 in cultured human hepatocytes. Basic Clin Pharmacol Toxicol. Jul 2009;105(1):58-63.
- Lin YY, Chu SJ, Tsai SH. Association between priapism and concurrent use of risperidone and Ginkgo biloba. Mayo Clin Proc. Oct 2007;82(10):1289-1290.
- Wiegman DJ, Brinkman K, Franssen EJ. Interaction of Ginkgo biloba with efavirenz. AIDS Jun 1 2009;23(9):1184-1185.
- Fan L, Mao XQ, Tao GY, et al. Effect of Schisandra chinensis extract and Ginkgo biloba extract on the pharmacokinetics of talinolol in healthy volunteers. Xenobiotica. Mar 2009;39(3):249-254.
- Mohamed ME, Frye RF. Effects of herbal supplements on drug glucuronidation. Review of clinical, animal, and in vitro studies. Planta Med. Mar 2011;77(4):311-321.
- Kawasaki T, Ito H, Omote H. Components of foods inhibit a drug exporter, human multidrug and toxin extrusion transporter 1. Biol Pharm Bull. 2014;37(2):292-297.
- Chen XW, Serag ES, Sneed KB, et al. Clinical herbal interactions with conventional drugs: from molecules to maladies. Curr Med Chem. 2011;18(31):4836-4850.
- Haller C, Kearney T, Bent S, et al. Dietary supplement adverse events: report of a one-year poison center surveillance project. J Med Toxicol. Jun 2008;4(2):84-92.
- Kudolo GB. The effect of 3-month ingestion of Ginkgo biloba extract on pancreatic beta-cell function in response to glucose loading in normal glucose tolerant individuals. J Clin Pharmacol. Jun 2000;40(6):647-654.
- Budzinski JW, Foster BC, Vandenhoek S, et al. An in vitro evaluation of human cytochrome P450 3A4 inhibition by selected commercial herbal extracts and tinctures. Phytomedicine. Jul 2000;7(4):273-282.
- Naccarato M, Yoong D, Gough K. A potential drug-herbal interaction between Ginkgo biloba and efavirenz. J Int Assoc Physicians AIDS Care (Chic). Mar-Apr 2012;11(2):98-100.
- Robertson SM, Davey RT, Voell J, et al. Effect of Ginkgo biloba extract on lopinavir, midazolam and fexofenadine pharmacokinetics in healthy subjects. Curr Med Res Opin. Feb 2008;24(2):591-599.
- Wang R, Zhang H, Sun S, et al. Effect of Ginkgo Leaf Tablets on the Pharmacokinetics of Amlodipine in Rats. Eur J Drug Metab Pharmacokinet. Dec 2016;41(6):825-833.
- Ji H, Zhou X, Wei W, et al. Ginkgol biloba extract as an adjunctive treatment for ischemic stroke: A systematic review and meta-analysis of randomized clinical trials. Medicine (Baltimore). Jan 2020;99(2):e18568.
- Procházková K, Šejna I, Skutil J, et al. Ginkgo biloba extract EGb 761(®) versus pentoxifylline in chronic tinnitus: a randomized, double-blind clinical trial. Int J Clin Pharm. Oct 2018;40(5):1335-1341.
- Spiegel R, Kalla R, Mantokoudis G, et al. Ginkgo biloba extract EGb 761(®) alleviates neurosensory symptoms in patients with dementia: a meta-analysis of treatment effects on tinnitus and dizziness in randomized, placebo-controlled trials. Clin Interv Aging. 2018;13:1121-1127.
- Hamilton N, Alamri Y, Allan C, et al. Ginkgo biloba-related hyponatraemia: a reminder that herbal supplements are not benign. Intern Med J. Nov 2019;49(11):1458-1460.
- The National Center for Complementary and Integrative Health (NCCIH): https://www.nccih.nih.gov/health/atoz