
1. Giấm táo (Apple Cider Vinegar) là gì?
Giấm táo là nước ép lên men từ táo nghiền. Nó có chứa axit axetic và một số chất dinh dưỡng như vitamin B và vitamin C.
Giấm táo được sử dụng phổ biến trong nước sốt salad và nấu ăn. Ngoài ra nó cũng được sử dụng theo truyền thống như một loại thuốc bổ. Nó có thể giúp giảm lượng đường trong máu sau ăn thông qua việc thay đổi cách hấp thụ thức ăn ở đường tiêu hóa.
Giấm táo được sử dụng cho bệnh béo phì, tiểu đường, hoạt động thể thao, sỏi thận và nhiều mục đích khác, nhưng hiện không có bằng chứng khoa học tốt nào chứng minh cho bất kỳ công dụng nào trong số này. Cũng không có bằng chứng xác thực nào ủng hộ việc sử dụng giấm táo với COVID-19.
Tên gọi khác: Apple Cider Vinegar, ACV, Cider Vinegar, Vinagre de Manzana, Vinagre de Sidra de Manzana, Vinaigre de Cidre.
2. Giấm táo có tác dụng gì?
Giấm táo Có thể không hiệu quả với:
- Bệnh tiểu đường: Uống giấm táo dường như không làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Người ta quan tâm đến việc sử dụng giấm táo cho một số mục đích khác, nhưng hiện không có đủ thông tin đáng tin cậy để nói nó có thể hữu ích hay không.
3. Giấm táo có an toàn không?
Khi uống: Dùng giấm táo kèm với thức ăn có thể coi là an toàn. Giấm táo có thể an toàn khi được sử dụng như một loại thuốc bổ sung trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nó có thể không an toàn khi sử dụng với lượng lớn, trong thời gian dài. Dung nạp lượng lớn giấm táo trong thời gian dài có thể dẫn đến giảm kali máu.
Khi bôi lên da: Giấm táo có thể không an toàn. Bôi lên da có thể gây bỏng ở một số người.
Lưu ý khi sử dụng Giấm táo:
Phụ nữ mang thai và cho con bú: Hiện không có đủ thông tin để biết liệu giấm táo có an toàn để sử dụng làm thuốc khi mang thai hoặc cho con bú hay không.
Nồng độ kali trong máu thấp (hạ kali máu): Giấm táo có thể làm giảm nồng độ kali trong máu. Nếu lượng kali của bạn đã thấp, giấm táo có thể làm cho nó quá thấp và gây nguy hiểm. Không sử dụng giấm táo nếu bạn gặp tình trạng này.
4. Giấm táo có tương tác với thuốc không?
Thận trọng khi dùng Giấm táo với:
Digoxin (thuốc điều trị bệnh tim)
Lượng lớn giấm táo có thể làm giảm Kali và nồng độ kali thấp có thể làm tăng tác dụng phụ của digoxin.
Insulin
Insulin có thể làm giảm nồng độ kali trong cơ thể. Lượng lớn giấm táo cũng có thể làm giảm nồng độ kali trong cơ thể. Dùng giấm táo kèm với insulin có thể khiến lượng kali trong cơ thể quá thấp.
Thuốc trị bệnh tiểu đường
Giấm táo có thể làm giảm lượng đường trong máu. Dùng giấm táo cùng với thuốc điều trị tiểu đường có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp. Theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu của bạn.
Thuốc nước (Thuốc lợi tiểu)
Giấm táo có thể làm giảm nồng độ kali. "Thuốc nước" cũng có thể làm giảm nồng độ kali. Uống giấm táo cùng với "thuốc nước" có thể khiến lượng kali giảm xuống quá thấp.
5. Giấm táo có tương tác với thảo dược/chất bổ sung khác không?
Các loại thảo mộc và chất bổ sung có thể làm giảm lượng đường trong máu
Giấm táo có thể làm giảm lượng đường trong máu. Dùng nó với các chất bổ sung khác có tác dụng tương tự có thể làm giảm lượng đường trong máu quá mức. Ví dụ về các chất bổ sung có tác dụng này bao gồm lô hội, mướp đắng, quế cassia, crom và xương rồng lê gai.
Các loại thảo mộc có chứa cardiac glycosides
Giấm táo có thể làm giảm nồng độ kali. Sử dụng giấm táo kèm với các loại thảo mộc có chứa cardiac glycosides (có thể gây tác dụng phụ làm giảm kali máu) có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng do nồng độ kali thấp. Ví dụ về các chất bổ sung có chứa cardiac glycosides bao gồm: Hoa hồng tuyết, Hoa bao tay chồn, Linh lan, Trúc đào và rễ pleurisy.
Cỏ đuôi ngựa
Sử dụng giấm táo cùng với cỏ đuôi ngựa có thể làm tăng khả năng lượng kali có thể giảm xuống quá thấp.
Cam thảo
Sử dụng giấm táo cùng với cam thảo có thể làm giảm kali quá mức.
Thuốc nhuận tràng
Giấm táo có thể làm giảm nồng độ kali. Thuốc kích thích nhuận tràng cũng có thể gây tiêu chảy và cũng làm giảm nồng độ kali. Dùng giấm táo với các loại thảo mộc có tác dụng kích thích nhuận tràng có thể khiến kali xuống quá thấp.
6. Giấm táo có tương tác với thức ăn không?
Hiện không có tương tác nào với thức ăn được biết đến.
7. Cách sử dụng giấm táo
Giấm táo được sử dụng phổ biến trong nấu ăn. Liều khuyến cáo là 30 ml mỗi ngày, chia ra các bữa ăn.
Khi sử dụng là thuốc bổ sung: Không có đủ thông tin đáng tin cậy để biết liều lượng giấm táo thích hợp có thể là bao nhiêu.
TÓM LẠI
Giấm táo có thể cung cấp một số lợi ích sức khỏe khi dùng kèm thức ăn, ví dụ như ngăn đường máu tăng đột biến và ngăn chặn sự thèm ăn. Tuy nhiên, những lợi ích này không rõ ràng và ăn quá nhiều giấm táo có thể gây hại cho đường tiêu hóa.
Tác dụng phụ của giấm táo chủ yếu do có liên quan đến việc làm giảm Kali máu, cần lưu ý đặc biệt khi dùng kèm các sản phẩm khác có tác dụng tương tự.
- Ousaaid D, Laaroussi H, Mechchate H, et al. The Nutritional and Antioxidant Potential of Artisanal and Industrial Apple Vinegars and Their Ability to Inhibit Key Enzymes Related to Type 2 Diabetes In Vitro. Molecules 2022;27:567. View abstract.
- Gheflati A, Bashiri R, Ghadiri-Anari A, Reza JZ, Kord MT, Nadjarzadeh A. The effect of apple vinegar consumption on glycemic indices, blood pressure, oxidative stress, and homocysteine in patients with type 2 diabetes and dyslipidemia: A randomized controlled clinical trial. Clin Nutr ESPEN. 2019;33:132-138. View abstract.
- Johnston CS, Jasbi P, Jin Y, et al. Daily vinegar ingestion improves depression scores and alters the metabolome in healthy adults: A randomized controlled trial. Nutrients. 2021;13:4020. View abstract.
- Feise NK, Johnston CS. Commercial vinegar tablets do not display the same physiological benefits for managing postprandial glucose concentrations as liquid vinegar. J Nutr Metab 2020;2020:9098739. View abstract.
- Hadi A, Pourmasoumi M, Najafgholizadeh A, Clark CCT, Esmaillzadeh A. The effect of apple cider vinegar on lipid profiles and glycemic parameters: a systematic review and meta-analysis of randomized clinical trials. BMC Complement Med Ther 2021;21:179. View abstract.
- Luu LA, Flowers RH, Gao Y, et al. Apple cider vinegar soaks do not alter the skin bacterial microbiome in atopic dermatitis. PLoS One 2021;16:e0252272. View abstract.
- Cobb KM, Chavez DA, Kenyon JD, Hutelin Z, Webster MJ. Acetic acid supplementation: Effect on resting and exercise energy expenditure and substrate utilization. Int J Exerc Sci 2021;14:222-229. View abstract
- Chiu HF, Chiang M, Liao HJ, et al. The ergogenic activity of cider vinegar: a randomized cross-over, double-blind, clinical trial. Sports Medicine and Health Science. 2020;2:38-43.
- Luu LA, Flowers RH, Kellams AL, et al. Apple cider vinegar soaks [0.5%] as a treatment for atopic dermatitis do not improve skin barrier integrity. Pediatr Dermatol. 2019;36:634-639. View abstract.
- Zeng G, Mai Z, Xia S, et al. Prevalence of kidney stones in China: an ultrasonography based cross-sectional study. BJU Int. 2017 Jul;120:109-116. View abstract.
- Khezri SS, Saidpour A, Hooseinzadeh N, Amiri Z. Beneficial effects of apple cider vinegar on weight management, visceral adiposity index and lipid profile in overweight or obese subjects receiving restricted calorie diet: a randomized clinical trial. J Functional Foods 2018;43:95-102.
- Feldstein S, Afshar M, Krakowski AC. Chemical Burn from Vinegar Following an Internet-based Protocol for Self-removal of Nevi. J Clin Aesthet Dermatol. 2015 Jun;8:50. View abstract.
- Beheshti Z, Chan YH, Nia HS, et al. Influence of apple cider vinegar on blood lipids. Life Sci J. 2012;9:2431-2440.
- Bunick CG, Lott JP, Warren CB, et al. Chemical burn from topical apple cider vinegar. J Am Acad Dermatol 2012;67:e143-4. View abstract.
- Lhotta, K., Hofle, G., Gasser, R., and Finkenstedt, G. Hypokalemia, hyperreninemia and osteoporosis in a patient ingesting large amounts of cider vinegar. Nephron 1998;80:242-243. View abstract.
- Krueger, D. A. and Krueger, H. W. Isotopic composition of carbon in vinegars. J Assoc Off Anal.Chem. 1985;68:449-452. View abstract.
- Budak NH, Kumbul Doguc D, Savas CM, et al. Effects of apple cider vinegars produced with different techniques on blood lipids in high-cholesterol-fed rats. J Agric Food Chem 2011;59:6638-44. View abstract.
- Johnston CS, Kim CM, Buller AJ. Vinegar improves insulin sensitivity to a high-carbohydrate meal in subjects with insulin resistance or type 2 diabetes. Diabetes Care 2004;27:281-2. View abstract.
- Liljeberg H, Björck I. Delayed gastric emptying rate may explain improved glycaemia in healthy subjects to a starchy meal with added vinegar. Eur J Clin Nutr 1998;52:368-71. View abstract.
- Brighenti F, Castellani G, Benini L, et al. Effect of neutralized and native vinegar on blood glucose and acetate responses to a mixed meal in healthy subjects. Eur J Clin Nutr 1995;49:242-7. View abstract.
- Hlebowicz J, Darwiche G, Björgell O, Almér LO. Effect of apple cider vinegar on delayed gastric emptying in patients with type 1 diabetes mellitus: a pilot study. BMC Gastroenterol 2007;7:46. View abstract.
- Shishehbor F, Mansoori A, Sarkaki AR, et al. Apple cider vinegar attenuates lipid profile in normal and diabetic rats. Pak J Biol Sci 2008;11:2634-8. View abstract.
- Hill LL, Woodruff LH, Foote JC, Barreto-Alcoba M. Esophageal injury by apple cider vinegar tablets and subsequent evaluation of products. J Am Diet Assoc 2005;105:1141-4. View abstract.
- Nutrition Search. Nutrition Almanac, Revised Edition. New York: McGraw-Hill Book Company. 1979.
- Lhotta K, Hofle G, Gasser R, Finkenstedt G. Hypokalemia, hyperreninemia, and osteoporosis in a patient ingesting large amounts of cider vinegar. Nephron 1998;80:242-3.
- Duke J. The Green Pharmacy. Emmaus: Rodale Press, 1997
- Natural Medicines Comprehensive Database Consumer Version: https://medlineplus.gov/druginfo/herb_All.html