Fucoidan có chữa được ung thư?

15/11/2022 0 BÌnh Luận


Nội dung bài viết
Fucoidan

Hiện nay, các sản phẩm fucoidan được quảng cáo rầm rộ với tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư. Tìm trên Internet chúng ta có thể thấy xuất hiện hàng ngàn bài viết quảng bá về tác dụng của nó liên quan đến ung thư. Tuy nhiên, nhiều thông tin cung cấp còn phiến diện và mang tính thương mại nhiều hơn là khoa học, kể cả đối với những trang thông tin y học lớn. Bài viết này sẽ cho bạn biết tác dụng thực sự của fucoidan, những lợi ích tiềm năng của nó và khi nào bạn nên dùng.

1. Fucoidan là gì?

Fucoidan là một chất hóa học được tìm thấy trong nhiều loài tảo biển nâu. Nó có thể được đóng gói dưới dạng viên nang, chiết xuất và bột.

Fucoidan là một nhóm các polysaccharide trọng lượng phân tử cao, cấu trúc chủ yếu là fucose, phần lớn được tạo thành từ các nhóm l-fucose và sulfat. Tổng hàm lượng và dạng fucoidan có thể thay đổi từ khác nhau tùy theo loại tảo biển. 

Fucoidan thể hiện nhiều hoạt động sinh học bao gồm chống viêm, chống tăng sinh tế bào, chống bám dính, chống vi rút, chống đông máu, chống ung thư và chống vi rút. 

Kết quả nghiên cứu cho thấy những lợi ích của fucoidan có vẻ là do nó tác động gián tiếp đến hệ vi sinh vật đường tiêu hóa. Điều này có nghĩa là là lợi ích thu được có thể phụ thuộc vào môi trường vi sinh đường ruột của người/sinh vật sử dụng.

Điều đáng lưu ý là: Hầu hết các nghiên cứu về lợi ích fucoidan được thực hiện ở Nhật Bản, là nơi tảo biển (có fucoidan) được dùng làm thực phẩm, những người có thể có sẵn hệ vi sinh vật thuận lợi hơn để hưởng lợi ích từ fucoidan. 

Nguồn lấy fucoidan chủ yếu là từ tảo nâu Undaria pinnatifida có nguồn gốc từ vùng biển của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc . Loại tảo nâu này nuôi trồng rộng rãi ở Nhật Bản, Hàn Quốc và nó là một nguồn dồi dào để chiết xuất và sử dụng fucoidan. Các sản phẩm fucoidan trên thị trường Việt Nam cũng chủ yếu từ đây mà ra.

Nguồn lấy Fucoidan

Nguồn lấy Fucoidan: 1. Fucus vesiculosus, 2. Laminaria digitata, 3. Fucus evanescens, 4. Fucus serratus, 5. Ascophyllum nodosum, 6. Pelvetia canaliculata, 7. Cladosiphon okamuranus, 8. Sargassum fusiforme, 9. Laminaria japonica, 10. Sargassum horneri, 11. Nemacystus decipiens, 12. Padina gymnospora, 13. Laminaria hyperborea. Ảnh lấy từ nguồn: Therapeutic Effects of Fucoidan: A Review on Recent Studies


2. Fucoidan có tác dụng gì?

Các nghiên cứu trong ống nghiệm (in vitro) cho thấy nó có tác dụng kháng u, kháng sinh, kháng vi rút, chống viêm phổi và điều hòa miễn dịch. Fucoidan cũng thể hiện các đặc tính bảo vệ thần kinh, bảo vệ phóng xạ và chống đông máu.

Trên các mô hình động vật (in vivo), Fucoidan cho thấy tác dụng chống viêm và cải thiện tình trạng viêm ở bệnh viêm đại tràng cấp tính. Fucoidan trọng lượng phân tử cao không cho thấy sự cải thiện ở chuột bị xuất huyết não, kết quả có thể cho thấy tiềm năng của fucoidan trọng lượng phân tử thấp và cần được đánh giá thêm.

Trên người, Fucoidan có ảnh hưởng đến sự ngưng tập tiểu cầu (chống đông máu) và có tác dụng chống huyết khối (cục máu đông). Ở người lớn thừa cân hoặc béo phì, sử dụng Fucoidan trong 3 tháng làm giảm huyết áp tâm trương, giảm LDL, và tăng tiết insulin. Bổ sung Fucoisan trước khi tiêm phòng cúm trong vòng 1 tháng có thể giúp tăng hiệu quả cho vacccine ở người già bị suy giảm miễn dịch.

Dữ liệu tiền lâm sàng cho thấy rằng Fucoidan có thể giúp làm giảm tổn thương niêm mạc ruột do cyclophosphamide (một loại thuốc điều trị ung thư) do nó có thể làm giảm phản ứng viêm thông qua việc thay đổi môi trường vi sinh đường ruột.

Fucoidan thường được sử dụng để:

  • Tăng cường hệ thống miễn dịch.
  • Giảm viêm.
  • Ngăn ngừa cục máu đông (Huyết khối)
  • Giảm huyết áp.

3. Fucoidan có chữa được ung thư?

Vì nội dung này được nhiều người quan tâm nên chúng tôi tách thành một phần riêng để phân tích về tác dụng của fucoidan trong ung thư.

Kết quả nghiên cứu về Fucoidan và Ung thư

Các nghiên cứu quan sát chỉ ra rằng lượng rong biển ăn vào hàng ngày (30 g tươi hoặc 2 g khô) có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh nói chung và một số loại ung thư. Tuy nhiên, không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy đây là tác dụng chống ung thư của fucoidan.

Các đặc tính chống ung thư của fucoidan đã được nghiên cứu rộng rãi trong các mô hình ống nghiệm và động vật. Tuy nhiên, chỉ có một vài thử nghiệm lâm sàng nhỏ thử nghiệm việc bổ sung fucoidan ở bệnh nhân ung thư và lợi ích mang lại là rất ít.

Vì sao người ta quan tâm đến việc dùng polysaccharide sinh học (Fucoidan là một nhóm các polysaccharide) làm chất kháng u?

  • Nó thường không tác động trực tiếp lên tế bào khối u mà gián tiếp tạo ra những thay đổi trong vi môi trường khối u để làm giảm khả năng tồn tại của tế bào u.
  • Vì bản thân nó không trực tiếp gây độc tế bào nên nó không gây ảnh hưởng đến các tế bào bình thường.

Nghiên cứu trên các dòng tế bào ung thư, fucoidan có thể gây ra quá trình chết theo chương trình chủ yếu thông qua ức chế tín hiệu P13K/Akt hoặc ERK1/2. Do sinh khả dụng bằng đường uống của fucoidan thấp, khả năng chống ung thư trong cơ thể sống của nó giảm rất nhiều và nó chủ yếu được thử nghiệm như một chất hỗ trợ cho các pháp đồ điều trị ung thư truyền thống. 

Trong một nghiên cứu nhỏ trên bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, dùng Fucoidan có thể giúp cho bệnh nhân có thể tiếp tục hóa trị, giảm mệt mỏi và giảm mức độ cytokine tiền viêm. Vẫn cần thêm nhiều thử nghiệm lớn hơn để xác định hiệu quả của việc hỗ trợ Fucoidan đối với bệnh nhân ung thư, đặc biệt là ở bệnh nhân hóa trị.

Những nghiên cứu này cho thấy rằng việc bổ sung fucoidan không có hại và có thể cải thiện khả năng dung nạp điều trị hoặc khả năng sống sót ở một số bệnh nhân ung thư, nhưng rất ít hoặc không có khả năng chống ung thư trực tiếp. 

Vậy có nên dùng Fucoidan để chữa ung thư?

Nhìn chung, Fucoidan có tiềm năng trong điều trị ung thư. Tuy nhiên, nó được nghiên cứu chủ yếu trên các dòng tế bào và chuột chứ chưa được nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên người. Bên cạnh đó, chất lượng của các nghiên cứu cũng không cao. Vì vậy, hiện tại không thể kết luận liệu nó có phải là một phương pháp điều trị ung thư hữu ích hay không.

Fucoidan hiện không được khuyến cáo sử dụng và nó cần phải có các thử nghiệm lớn hơn trên người bệnh ung thư để chúng ta có thể biết liệu nó có phải là phương pháp điều trị ung thư an toàn và hữu ích hay không.

FDA Hoa kỳ đã có cảnh báo về một số sản phẩm Fucoidan liên quan đến ung thư. Khi tôi tìm hiểu thì tình cờ thấy có một số cảnh báo liên quan đến người Việt Nam (không rõ điều này có liên quan gì đến các sản phẩm Fucoidan tại Việt Nam hay không). Chúng tôi liệt kê ra một số link để bạn tham khảo và tìm hiểu thêm:


4. Fucoidan có tác dụng phụ  không?

Fucoidan được dung nạp tốt và không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào trong các thử nghiệm lâm sàng, kể cả ở liều cao. Nguy cơ có thể xảy ra là tăng chảy máu khi sử dụng kết hợp với thuốc chống đông máu. 

Fucoidan cũng có thể gây tăng nhu động ruột, một nghiên cứu quan sát thấy một số nhỏ người bị tiêu chảy đã khỏi sau khi ngừng sử dụng fucoidan.


5. Fucoidan có tương tác với thuốc/thảo dược/chất bổ sung khác không?

Thận trọng khi dùng Fucoidan với:

Thuốc chống đông máu/thảo dược/chất bổ sung có ảnh hưởng đến đông máu: Do Fucoidan có tác dụng chống đông máu nên nó có thể gây tác dụng phụ khi dùng chung với thuốc chống đông máu như warfarin và heparin. Sự kết hợp này có thể làm tăng nguy cơ tụ máu và chảy máu.


6. Liều lượng và cách sử dụng Fucoidan

Liều sử dụng Fucoidan hiện chưa được xác định rõ ràng.  

Fucoidan từ tảo nâu được bán dưới dạng thực phẩm bổ sung. Hoạt tính sinh học của fucoidan có thể thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào: loài tảo biển nâu, vị trí trồng, thời gian thu hoạch, phương pháp chiết xuất.. Hàm lượng fucoidan trong tảo nâu là tối đa vào cuối mùa thu và đầu mùa đông.

Do sinh khả dụng đường uống thấp và không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy các chế phẩm bổ sung (thực phẩm chức năng) fucoidan hiện có có thể tạo ra các loại lợi ích trong các nghiên cứu tiền lâm sàng. Việc sử dụng các dạng thực phẩm chức năng Fucoidan này có thể là lãng phí mà không đem lại kết quả mong muốn.

Do đó, cách tốt nhất để bổ sung fucoidan là thông qua ăn uống, nên kết hợp nhiều loại tảo biển nâu khác nhau như Kombu (Saccharina japonica), Wakame (Undaria pinnatifida), Hijiki (Sargassum fusiforme), Nori (Pyropia tenera) và Mozuku (Nemacystus decipiens).

Tảo biển nâu cũng rất giàu khoáng chất và các chất chống oxy hóa và chống viêm, có thể hoạt động để tăng khả dụng sinh học của fucoidan và/hoặc hoạt động hiệp đồng. Tuy nhiên cần lưu ý: rong biển rất giàu i-ốt, ăn lượng quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp.


Nguồn tham khảo

  1. Giraux JL, Matou S, Bros A, Tapon-Bretaudiere J, Letourneur D, Fischer AM. Modulation of human endothelial cell proliferation and migration by fucoidan and heparin. Eur J Cell Biol 1998; 77(4):352-359.
  2. Maruyama H, Tamauchi H, Hashimoto M, Nakano T. Antitumor activity and immune response of Mekabu fucoidan extracted from Sporophyll of Undaria pinnatifida. In Vivo 2003; 17(3):245-249.
  3. Haneji K, Matsuda T, Tomita M et al. Fucoidan extracted from Cladosiphon okamuranus tokida induces apoptosis of human T-cell leukemia virus type 1-infected T-cell lines and primary adult T-cell leukemia cells. Nutr Cancer 2005; 52(2):189-201.
  4. Liu JM, Bignon J, Haroun-Bouhedja F et al. Inhibitory effect of fucoidan on the adhesion of adenocarcinoma cells to fibronectin. Anticancer Res 2005; 25(3B):2129-2133.
  5. Koyanagi S, Tanigawa N, Nakagawa H, Soeda S, Shimeno H. Oversulfation of fucoidan enhances its anti-angiogenic and antitumor activities. Biochem Pharmacol 2003; 65(2):173-179.
  6. Alekseyenko TV, Zhanayeva SY, Venediktova AA, et al. Antitumor and antimetastatic activity fucoidan, a sulfated polysaccharide isolated from the Okhotsk Sea Fucus evanescens brown alga. Bull Exp Biol Med. 2007 Jun;143(6):730-2.
  7. Nagamine T, Hayakawa K, Kusakabe T, et al. Inhibitory effect of fucoidan on Huh7 hepatoma cells through downregulation of CXCL12. Nutr Cancer. 2009;61(3):340-7.
  8. Colliec S, Fischer AM, Tapon-Bretaudiere J, et al. Anticoagulant properties of a fucoïdan fraction. Thromb Res. 1991 Oct 15;64(2):143-54.
  9. Irhimeh MR, Fitton JH, Lowenthal RM. Pilot clinical study to evaluate the anticoagulant activity of fucoidan. Blood Coagul Fibrinolysis. 2009;20: 607-610.
  10. Church FC, Meade JB, Treanor RE, Whinna HC. Antithrombin activity of fucoidan. The interaction of fucoidan with heparin cofactor II, antithrombin III, and thrombin. J Biol Chem. 1989 Feb 25;264(6):3618-23.
  11. Do H, Pyo S, Sohn EH. Suppression of iNOS expression by fucoidan is mediated by regulation of p38 MAPK, JAK/STAT, AP-1 and IRF-1, and depends on up-regulation of scavenger receptor B1 expression in TNF-alpha- and IFN-gamma-stimulated C6 glioma cells. J Nutr Biochem. 2010 Aug;21(8):671-9.
  12. Luo D, Zhang Q, Wang H, et al. Fucoidan protects against dopaminergic neuron death in vivo and in vitro. Eur J Pharmacol. 2009 Sep 1;617(1-3):33-40.
  13. Byon YY, Kim MH, Yoo ES, et al. Radioprotective effects of fucoidan on bone marrow cells: improvement of the cell survival and immunoreactivity. J Vet Sci. 2008 Dec;9(4):359-65.
  14. Choi JI, Raghavendran HR, Sung NY, et al. Effect of fucoidan on aspirin-induced stomach ulceration in rats. Chem Biol Interact. 2010 Jan 5;183(1):249-54.
  15. Lee JB, Hayashi K, Hashimoto M, Nakano T, Hayashi T. Novel antiviral fucoidan from sporophyll of Undaria pinnatifida (Mekabu). Chem Pharm Bull (Tokyo). 2004 Sep;52(9):1091-4.
  16. Hayashi K, Nakano T, Hashimoto M, Kanekiyo K, Hayashi T. Defensive effects of a fucoidan from brown alga Undaria pinnatifida against herpes simplex virus infection. Int Immunopharmacol. 2008 Jan;8(1):109-16.
  17. Raghavendran HR, Srinivasan P, Rekha S. Immunomodulatory activity of fucoidan against aspirin-induced gastric mucosal damage in rats. Int Immunopharmacol. 2011 Feb;11(2):157-63.
  18. Shu Z, Shi X, Nie D, et al. Low-Molecular-Weight Fucoidan Inhibits the Viability and Invasiveness and Triggers Apoptosis in IL-1beta-Treated Human Rheumatoid Arthritis Fibroblast Synoviocytes. Inflammation. Oct 2015;38(5):1777-1786.
  19. Maruyama H, Tamauchi H, Kawakami F, et al. Suppressive Effect of Dietary Fucoidan on Proinflammatory Immune Response and MMP-1 Expression in UVB-Irradiated Mouse Skin. Planta Med. Oct 2015;81(15):1370-1374.
  20. Li XJ, Ye QF. Fucoidan reduces inflammatory response in a rat model of hepatic ischemia-reperfusion injury. Can J Physiol Pharmacol. Nov 2015;93(11):999-1005.
  21. Lim JD, Lee SR, Kim T, et al. Fucoidan from Fucus vesiculosus protects against alcohol-induced liver damage by modulating inflammatory mediators in mice and HepG2 cells. Mar Drugs. Feb 2015;13(2):1051-1067.
  22. Lean QY, Eri RD, Fitton JH, et al. Fucoidan Extracts Ameliorate Acute Colitis. PLoS One. 2015;10(6):e0128453.
  23. Burchell SR, Iniaghe LO, Zhang JH, et al. Fucoidan from Fucus vesiculosus Fails to Improve Outcomes Following Intracerebral Hemorrhage in Mice. Acta Neurochir Suppl. 2016;121:191-198.
  24. Ren R, Azuma Y, Ojima T, et al. Modulation of platelet aggregation-related eicosanoid production by dietary F-fucoidan from brown alga Laminaria japonica in human subjects. Br J Nutr. Sep 14 2013;110(5):880-890.
  25. Hernandez-Corona DM, Martinez-Abundis E, Gonzalez-Ortiz M. Effect of fucoidan administration on insulin secretion and insulin resistance in overweight or obese adults. J Med Food. Jul 2014;17(7):830-832.
  26. Araya N, Takahashi K, Sato T, et al. Fucoidan therapy decreases the proviral load in patients with human T-lymphotropic virus type-1-associated neurological disease. Antivir Ther. 2011;16(1):89-98.
  27. Negishi H, Mori M, Mori H, et al. Supplementation of elderly Japanese men and women with fucoidan from seaweed increases immune responses to seasonal influenza vaccination. J Nutr. Nov 2013;143(11):1794-1798.
  28. Irhimeh MR, Fitton JH, Lowenthal RM. Fucoidan ingestion increases the expression of CXCR4 on human CD34+ cells. Exp Hematol. Jun 2007;35(6):989-994.
  29. Ikeguchi M, Yamamoto M, Arai Y, et al. Fucoidan reduces the toxicities of chemotherapy for patients with unresectable advanced or recurrent colorectal cancer. Oncol Lett. Mar 2011;2(2):319-322.
  30. Shi H, Chang Y, Gao Y, et al. Dietary fucoidan of Acaudina molpadioides alters gut microbiota and mitigates intestinal mucosal injury induced by cyclophosphamide. Food Funct. 2017 Sep 20;8(9):3383-3393.
  31. Takahashi H, Kawaguchi M, Kitamura K, et al. An Exploratory Study on the Anti-inflammatory Effects of Fucoidan in Relation to Quality of Life in Advanced Cancer Patients. Integr Cancer Ther. Jun 2018;17(2):282-291.
  32. Kim IH, Nam TJ. Fucoidan downregulates insulin-like growth factor-I receptor levels in HT-29 human colon cancer cells. Oncol Rep. 2018 Mar;39(3):1516-1522.
  33. Thakur V, Lu J, Roscilli G, et al. The natural compound fucoidan from New Zealand Undaria pinnatifida synergizes with the ERBB inhibitor lapatinib enhancing melanoma growth inhibition. Oncotarget. 2017 Mar 14;8(11):17887-17896.
  34. Chen LM, Liu PY, Chen YA, Tseng HY, Shen PC, Hwang PA, Hsu HL. Oligo-Fucoidan prevents IL-6 and CCL2 production and cooperates with p53 to suppress ATM signaling and tumor progression. Sci Rep. 2017 Sep 19;7(1):11864.
  35. Tocaciu S, Oliver LJ, Lowenthal RM, et al. The Effect of Undaria pinnatifida Fucoidan on the Pharmacokinetics of Letrozole and Tamoxifen in Patients With Breast Cancer. Integr Cancer Ther. Mar 2018;17(1):99-105.
Chia sẻ bài viết

Cố vấn cao cấp Đơn vị Gen trị liệu - Trung tâm YHHN và Ung bướu - BV Bạch Mai.
Tác giả sách: "Sinh học phân tử Ung thư" và nhiều sách khác về Gen trị liệu, nguồn gốc Ung thư và các phương pháp tiếp cận.
Ông là người tâm huyết với ngành sinh học phân tử và là người đặt nền móng về lý thuyết và thực hành cho Gen trị liệu Việt Nam.
Ông là khách mời thường xuyên trên các đài truyền thông: VTC, VTV, Truyền hình Quốc hội... về chủ đề COVID-19, Ung thư, Gen trị liệu...

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tháng Mười 17, 2022

Tháng Mười 14, 2022

Tháng Bảy 15, 2022

Tháng Bảy 6, 2022

Tháng Bảy 2, 2022

Tháng Sáu 30, 2022

Trang [tcb_pagination_current_page] / [tcb_pagination_total_pages]

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>