Nên làm gì khi bị Đau ngực Hậu COVID?

Ths.BS. Nguyễn Tuấn Anh

21/06/2022

Khó thở, mệt mỏi và đau ngực là một số triệu chứng phổ biến nhất gặp phải trong giai đoạn phục hồi sau COVID. Đau ngực Hậu COVID có thể đáng lo ngại nhưng thường không đe dọa đến tính mạng.

Có nhiều lý do khiến chúng ta bị đau và khó chịu ở vùng ngực. Những triệu chứng này thường gặp sau khi nhiễm virus, trong đó có COVID-19. Đau ngực là một trong những triệu chứng được báo cáo thường gặp nhất ở Hậu COVID.

Hầu hết các cơn đau ngực Hậu COVID không phải là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng. Tuy vậy, bạn nên đi khám nếu nó là triệu chứng mới xuất hiện.

Các nguyên nhân khác (không do COVID) gây đau ngực có thể xuất hiện lần đầu tiên sau khi nhiễm COVID.

Đau ngực có thể làm bạn thấy lo lắng, ngay cả khi bác sĩ đã loại trừ các nguyên nhân nghiêm trọng. Bạn yên tâm là chúng ta có một số chiến lược hữu ích có thể giúp kiểm soát triệu chứng đau ngực này.

Các nguyên nhân gây đau ngực Hậu COVID

Mặc dù bác sĩ có thể loại trừ các nguyên nhân gây đau ngực do các tình trạng bệnh lý nặng khác, nhưng có thể không biết nguyên nhân chính xác là gì. Nhiều cơ quan nằm gần hoặc trong lồng ngực như: tim, phổi, thành phổi, cơ, xương sườn, mạch máu, dây thần kinh, dạ dày và thực quản, trong số những người khác. Đau có thể phát sinh từ bất kỳ cơ quan nào trong số này.

Với đa số người bị Hậu COVID, căn nguyên của cơn đau ngực thường là không rõ ràng. Thăm khám y tế không cho thấy điều gì bất thường và hầu như tất cả các cơn đau ngực không nguy hiểm đến tính mạng.

Một số nguyên nhân có thể thấy là:

Đau ngực không đặc hiệu/không do tim

Loại này có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong lồng ngực. Vị trí có thể thay đổi trong các lần đâu. Thường thì nó hay xuất hiện ở vùng ngực bên trái. Có thể đau nhói hoặc âm ỉ. Nó có thể kéo dài trong vài giây đến đến hàng giờ. Đau không liên quan đến hoạt động thể chất (ví dụ đau sau bài tập chống đẩy). Nguyên nhân của loại đau này hiếm khi được xác định.

Đau ngực do cơ xương

Cơn đau này có thể giới hạn ở một khu vực nhỏ hoặc một khu vực cụ thể hoặc lan rộng hơn. Khu vực bị ảnh hưởng có thể bị đau khi chạm vào và đau tăng lên khi có các cử động cụ thể. Đau cơ thường gặp khi nhiễm virus cấp tính như COVID và cùng với đau không đặc hiệu/không liên quan đến tim. Loại đau này cũng có thể liên quan đến việc thử các bài tập thể dục.

Đau ngực do viêm

Loại đau ngực này đau nhói và nặng hơn khi hít vào. Nó thường liên quan đến tình trạng viêm phổi/màng phổi hoặc màng ngoài tim (trường hợp này các cơn đau thường nặng hơn khi nằm và giảm bớt khi ngồi cúi về phía trước). Loại này thường được điều trị bằng thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol và thuốc chống viêm giảm đau khác.

Đau có thể do có cục máu đông (làm tắc mạch phổi) trong một hoặc nhiều động mạch cung cấp cho phổi. Cơn đau khởi phát thường đột ngột và có thể kèm theo các triệu chứng khác như khó thở. Tình trạng này cần được chẩn đoán sớm và điều trị bằng các thuốc chống đông để ngăn ngừa các đợt bệnh tiếp theo.

Nhiễm COVID nặng cũng có thể gây viêm cơ tim. Điều này được thấy khá thường xuyên ở những người nhập viện vì các triệu chứng COVID nặng.

Đau thắt ngực

Đau thắt ngực là triệu chứng phát sinh do các động mạch vành của tim bị hẹp hoặc tắc. Người bị có cảm giác tim bị bóp chặt, thắt nghẹt hoặc đè ép trên toàn bộ ngực. Nó có thể lan ra một hoặc cả hai cánh tay, lên vai, cổ, vùng hàm mặt. Cơn đau thường chỉ xuất hiện trong thời gian rất ngắn chừng 10-30 giây hoặc vài phút. Trường hợp cơn đau kéo dài trên 15 phút thì nhiều khả năng đang bị nhồi máu cơ tim.

Đau thắt ngực có 2 loại:

  • Đau thắt ngực ổn định là các loại đau liên quan đến hoạt động thể chất như đi bộ nhanh hoặc chạy, đi lên dốc hoặc leo cầu thang. Nó sẽ thuyên giảm nhanh chóng bằng cách làm chậm lại hoặc nghỉ ngơi. Nó có xu hướng nặng hơn khi trời lạnh.
  • Đau thắt ngực không ổn định là tình trạng nguy hiểm hơn và thường xảy ra ở mức độ hoạt động thấp hoặc khi nghỉ ngơi. Đau do nhồi máu cơ tim có bản chất tương tự như đau thắt ngực, nhưng nó thường nghiêm trọng hơn và liên tục, và có thể kết hợp với buồn nôn, nôn, đổ mồ hôi, lo lắng và cảm thấy không khỏe.

Chiến lược kiểm soát đau ngực Hậu COVID

1. Những người bị đau ngực Hậu COVID nên từ từ quay trở lại các hoạt động bình thường, thực hiện các bài tập giãn cơ, tập thể dục và tập thở (Tham khảo thêm phần Tập thở trong bài viết Kiểm soát triệu chứng Khó thở Hậu COVID)

Lưu ý: những người có triệu chứng mệt mỏi, khó thở cần lưu ý đến tình trạng khó chịu sau gắng sức. Tức là tình trạng các triệu chứng như mệt mỏi, kiệt sức, khó tập trung, đau và các triệu chứng khác trở nên nặng nề hơn sau khi gắng sức. Nếu có tình trạng này thì bạn cần được đánh giá của nhân viên y tế trước và không nên tập thể dục. Tham khảo thêm thông tin từ bài viết tại đây.

Tình trạng khó chịu sau gắng sức là gì?

Nhiều người bị Hậu COVID nhận thấy rằng tình trạng mệt mỏi và các triệu chứng khác trở nên nặng nề hơn sau khi hoạt động thể chất hoặc tập thể dục. Nó được gọi là tình trạng khó chịu sau gắng sức (PEM) hay là Đợt cấp triệu chứng sau hoạt động gắng sức (PESE).

Điều đáng lưu ý là rất nhiều hướng dẫn từ các bác sĩ và tổ chức y tế xem nhẹ điều này, các bệnh nhân được khuyên nên tập thể dục nhưng không hề có cảnh báo về khả năng các triệu chứng của họ có thể trở nặng hơn sau khi gắng sức.

Đợt cấp triệu chứng sau gắng sức có thể bị kích hoạt bởi các hoạt động gắng sức về thể chất, nhận thức, tinh thần, xã hội hoặc cảm xúc. Các triệu chứng trở nên nặng hơn sau khi gắng sức, nó có thể xảy ra ngay lập tức, hoặc sau 24-72 giờ. Có thể mất vài ngày, vài tuần hoặc thậm chí vài tháng để hồi phục sau đợt cấp của triệu chứng sau gắng sức. Tình trạng kiệt sức do gắng sức có thể rất nguy hiểm vì nó có thể ảnh hưởng đến các triệu chứng hoặc các cơ quan khác của cơ thể.

2. Nếu đau tại một vị trí cụ thể nào đó trên ngực, chườm nóng hoặc chườm lạnh có thể giúp bạn dễ chịu hơn.

3. Một số thuốc giảm đau (bao gồm paracetamol và thuốc chống viêm giảm đau khác) cũng có thể hữu ích trong trường hợp này.

Khi nào cần đi khám?

  • Đau ngực đột ngột kéo dài hơn 15 phút.
  • Đau ngực đột ngột kèm theo buồn nôn hoặc nôn, đổ mồ hôi hoặc khó thở.
  • Đau ngực đột ngột có kèm theo mất ý thức.
  • Không bỏ qua cơn đau ngực do gắng sức và giảm bớt khi nghỉ ngơi. Rất có thể là cơn đau thắt ngực.
Bạn nên trao đổi với bác sỹ về bất kỳ cơn đau ngực mới nào cho dù nó không có những đặc điểm trên.

Tham khảo thêm bài viết: Khi nào bạn cần đi khám Hậu COVID


Tài liệu tham khảo:


Chia sẻ bài viết
{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Đọc tiếp:

Chóng mặt Hậu COVID: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

>