Đông trùng hạ thảo (Cordyceps): Tác dụng, tính an toàn và cách sử dụng

11/11/2022 0 BÌnh Luận


Nội dung bài viết
Đông trùng hạ thảo (Cordyceps): Tác dụng, tính an toàn và cách sử dụng

1. Đông trùng hạ thảo (Cordyceps) là gì?

Đông trùng hạ thảo là một loại nấm được sử dụng trong Y học cổ truyền Trung Quốc. Đông trùng hạ thảo là một loại nấm kí sinh trên một loài sâu Hepialus armoricanus Oberthue.

Sở dĩ nó có tên gọi “đông trùng hạ thảo” là vì vào mùa đông, một số sâu thuộc chi Hepialus bị nhiễm nấm ký sinh Cordyceps sinensis. Sau đó, loại nấm này sẽ hút chất dinh dưỡng từ bên trong cơ thể ấu trùng của con sâu và lớn lên theo dạng sợi. Đến mùa hè, nấm phát triển thoát ra khỏi xác con sâu và vươn lên mặt đất, phát triển thành nấm Đông trùng hạ thảo.

Các dạng đóng gói của đông trùng hạ thảo bao gồm: viên nang, bột và chiết xuất dạng nước.

Nó được quảng bá rộng rãi với tác dụng chống lão hóa và tăng cường sinh lực. Nó cũng có thể điều hòa sản xuất testosterone nhưng theo nhiều cơ chế phức tạp.

Tên gọi khác: Cordyceps Sinensis, Cordyceps Militaris, Caterpillar Fungus, Cetepiller Mushroom, Summer grass-winter worm, Totsu kasu, Yarchakunbu, Aweto, Ophiocordyceps sinensis, Sphaeria sinensis


2. Đông trùng hạ thảo (Cordyceps) có tác dụng gì?

Đông trùng hạ thảo (Cordyceps) được sử dụng cho một loạt các tình trạng bao gồm mệt mỏi, rối loạn chức năng tình dục, ho và như một chất thích nghi hoặc chất kích thích miễn dịch. Các nghiên cứu trong ống nghiệm và động vật cho thấy tác dụng chống khối u, bảo vệ khỏi phóng xạ, chống kết tập tiểu cầu và giảm đường huyết.

Ngoài ra, đông trùng hạ thảo giúp tăng cường sự phục hồi của chuột bị giảm bạch cầu do taxol và tăng độc tính tế bào của cisplatin trong các tế bào ung thư phổi không tế bào nhỏ.

Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy đông trùng hạ thảo kích thích tế bào T helper, kéo dài thời gian tồn tại của tế bào lympho, tăng cường sản xuất TNF-alpha và IL1, và tăng hoạt động của tế bào NK. Tăng các tế bào tiền thân erythroid trong tủy xương và tăng sản xuất progesterone trong tế bào động vật cũng đã được chứng minh trên động vật.

Đông trùng hạ thảo cũng kích thích sản xuất testosterone ở chuột. Trên con người, nó có tác dụng này hay không thì chưa biết.

Một số nghiên cứu cũng đã được thực hiện ở người. Các sản phẩm Đông trùng hạ thảo cho thấy sự cải thiện chức năng thận và giảm tổn thương thận ở bệnh nhân ghép thận và bệnh nhân tiểu đường bị suy thận khi chụp mạch vành. Tuy nhiên, một số phân tích cho thấy rằng bằng chứng về công dụng của nó để điều trị bổ trợ ở người ghép thận và bệnh nhân chạy thận nhân tạo là chưa đủ.

Đông trùng hạ thảo (Cordyceps) có thể hiệu quả cho:

  • Tăng cường hệ thống miễn dịch
  • Giúp thận hoạt động tốt hơn
  • Tăng sức mạnh và sức chịu đựng

3. Đông trùng hạ thảo (Cordyceps) có tác dụng phụ không?

Khi dùng ở liều thông thường, sử dụng Đông trùng hạ thảo (Cordyceps) có thể coi là an toàn, hiện không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được báo cáo.

Lưu ý khi sử dụng Đông trùng hạ thảo (Cordyceps) trong một số trường hợp đặc biệt:

  • Đang dùng insulin hoặc thuốc trị tiểu đường khác: Đông trùng hạ thảo có thể làm giảm lượng đường trong máu. Dùng nó cùng với thuốc điều trị bệnh tiểu đường có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp. Cần theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu của bạn khi sử dụng Đông trùng hạ thảo (Cordyceps) kết hợp với insulin hoặc thuốc trị tiểu đường.
  • Đang dùng thuốc chống đông máu (ví dụ như warfarin): Cordycepin (một thành phần trong đông trùng hạ thảo) có thể  ức chế sự kết tập tiểu cầu do collagen gây ra bằng cách giảm hoạt động của ion canxi và thromboxan A2. Do đó, Đông trùng hạ thảo có thể làm chậm quá trình đông máu. Khi dùng cùng với các loại thuốc chống đông có thể làm tăng nguy cơ tụ máu và chảy máu.
  • Ung thư máu dòng tủy: Các nghiên cứu trên động vật cho thấy sự tăng sinh của các tế bào hồng cầu tiền thân với đông trùng hạ thảo. Vì vậy, nó không nên được sử dụng cho những người bị ung thư máu dòng tủy.

Báo cáo ca bệnh gặp tác dụng phụ nghiêm trọng:

  • Chảy máu nhiều: Sau khi nhổ răng và trong ca bệnh có sử dụng đông trùng hạ thảo hàng ngày.

4. Đông trùng hạ thảo (Cordyceps) có tương tác với thuốc/thảo dược/chất bổ sung khác không?

  • Insulin/thuốc trị tiểu đường hoặc các thảo dược khác có tác dụng tương tự: Đông trùng hạ thảo có thể làm giảm lượng đường trong máu. Dùng nó cùng với thuốc điều trị bệnh tiểu đường có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp. Cần theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu khi sử dụng Đông trùng hạ thảo kết hợp với những loại thuốc/thảo dược này. Ví dụ về các thảo dược bổ sung có tác dụng này bao gồm: lô hội, mướp đắng, quế cassia, crom và xương rồng lê gai. 
  • Thuốc chống đông máu/Chống ngưng tập tiểu cầu/ Các loại thảo dược và chất bổ sung có thể làm chậm quá trình đông máu: Đông trùng hạ thảo có thể làm chậm quá trình đông máu và tăng nguy cơ chảy máu. Dùng nó với các chất bổ sung khác có tác dụng tương tự có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở một số người. Ví dụ về các chất bổ sung có tác dụng này bao gồm tỏi, gừng, bạch quả, nattokinase và nhân sâm.


5. Đông trùng hạ thảo (Cordyceps) có tương tác với thức ăn không?

Hiện không có tương tác nào với thực phẩm được biết đến.


6. Cách sử dụng Đông trùng hạ thảo (Cordyceps)

Đông trùng hạ thảo đã được sử dụng trong các thử nghiệm trên người với liều lượng từ 1.000-3.000mg mỗi ngày, một lần duy nhất hoặc nhiều lần trong bữa ăn. Hiện chưa thật rõ liệu đây có phải là liều lượng tối ưu hay không.


Nguồn tham khảo

  1. Huang KC. The Pharmacology of Chinese Herbs, 2nd ed. Boca Raton: CRC Press; 1999.
  2. Zhu JS, Halpern GM, Jones K. The scientific rediscovery of a precious ancient Chinese herbal regime: Cordyceps sinensis, Part I. J Altern Complement Med 1998;4:289-303.
  3. Zhu JS, Halpern GM, Jones K. The scientific rediscovery of a precious ancient Chinese herbal regime: Cordyceps sinensis, Part II. J Altern Complement Med 1998;4:429-57.
  4. Xu F, et al. Amelioration of cyclosporin nephrotoxicity by Cordyceps sinensis in kidney-transplant recipients. Nephrol Dial Transplant 1995;10:142-3.
  5. Huang B, et al. Cordyceps sinensis and its fractions stimulate MA-10 mouse Leydig tumor cell steroidogenesis. J Androl 2001;22:831-7.
  6. Nakamura K, et al. Inhibitory effect of Cordyceps sinensis on spontaneous liver metastasis of Lewis lung carcinoma and B16 melanoma cells in syngeneic mice. Jpn J Pharmacol 1999;79:335-41.
  7. Chiu JH, et al. Cordyceps sinensis increases the expression of major histocompatibility complex class II antigens in human hepatoma cell line HA22T/VGH cells. Am J Chin Med 1998;26:59-70.
  8. Li, Y. et. al. Effect of Cordyceps sinensis on erythropoiesis in mouse bone marrow. Chin Med J (Engl). 1993 Apr;106(4):313-6.
  9. Huang YL, Leu SF, Liu BC, et al. In vivo stimulatory effect of Cordyceps sinensis mycelium and its fractions on reproductive functions in male mouse. Life Sci 2004 Jul 16;75(9):1051-62.
  10. Wu WC, Hsiao JR, Lian YY, et al. The apoptotic effect of cordycepin on human OEC-M1 oral cancer cell line. Cancer Chemother Pharmacol. 2007 Jun;60(1):103-11.
  11. Oh JY, Baek YM, Kim SW, et al. Apoptosis of human hepatocarcinoma (HepG2) and neuroblastoma (SKN-SH) cells induced by polysaccharides-peptide complexes produced by submerged mycelial culture of an entomopathogenic fungus Cordyceps sphecocephala. J Microbiol Biotechnol. 2008 Mar;18(3):512-9.
  12. Liu WC, Wang SC, Tsai ML, et al. Protection against radiation-induced bone marrow and intestinal injuries by Cordyceps sinensis, a Chinese herbal medicine. Radiat Res. 2006 Dec;166(6):900-7.
  13. Liu WC, Chuang WL, Tsai ML, et al. Cordyceps sinensis health supplement enhances recovery from taxol-induced leukopenia. Exp Biol Med (Maywood). 2008 Apr;233(4):447-55.
  14. Kubo E, Yoshikawa N, Kunitomo M, et al. Inhibitory effect of Cordyceps sinensis on experimental hepatic metastasis of melanoma by suppressing tumor cell invasion. Anticancer Res. 2010 Sep;30(9):3429-33.
  15. Lo HC, Hsu TH, Tu ST, Lin KC. Anti-hyperglycemic activity of natural and fermented Cordyceps sinensis in rats with diabetes induced by nicotinamide and streptozotocin. Am J Chin Med. 2006;34(5):819-32.
  16. Shi B, Wang Z, Jin H, et al. Immunoregulatory Cordyceps sinensis increases regulatory T cells to Th17 cell ratio and delays diabetes in NOD mice. Int Immunopharmacol. 2009 May;9(5):582-6.
  17. Ji NF, Yao LS, Li Y, et al. Polysaccharide of Cordyceps sinensis Enhances Cisplatin Cytotoxicity in Non-Small Cell Lung Cancer H157 Cell Line. Integr Cancer Ther. 2011;10(4):359-67.
  18. Zhang Z, Wang X, Zhang Y, Ye G. Effect of Cordyceps sinensis on Renal Function of Patients with Chronic Allograft Nephropathy. Urol Int. 2011;86(3):298-301.
  19. Cho HJ, Cho JY, Rhee MH, et al. Cordycepin (3’-deoxyadenosine) inhibits human platelet aggregation in a cyclic AMP- and cyclic GMP-dependent manner. Eur J Pharmacol. 2007 Mar 8;558(1-3):43-51.
  20. Zhao K, Li Y, Zhang H. Role of dongchongxiacao (Cordyceps) in prevention of contrast-induced nephropathy in patients with stable angina pectoris. J Tradit Chin Med. 2013 Jun;33(3):283-6.
  21. Ding C, Tian PX, Xue W, et al. Efficacy of Cordyceps sinensis in long term treatment of renal transplant patients. Front Biosci (Elite Ed). 2011 Jan 1;3:301-7.
  22. Chen S, Li Z, Krochmal R, et al. Effect of Cs-4 (Cordyceps sinensis) on exercise performance in healthy older subjects: a double-blind, placebo-controlled trial. J Altern Complement Med. 2010 May;16(5):585-90.
  23. Li Y, Xue WJ, Tian PX, et al. Clinical application of Cordyceps sinensis on immunosuppressive therapy in renal transplantation. Transplant Proc. 2009 Jun;41(5):1565-9.
  24. Parcell AC, Smith JM, Schulthies SS, et al. Cordyceps sinensis (CordyMax Cs-4) supplementation does not improve endurance exercise performance. Int J Sport Nutr Exerc Metab. 2004 Apr;14(2):236-42.
  25. Kai Z, Yongjian L, Sheng G, et al. Effect of Dongchongxiacao (Cordyceps) therapy on contrast-induced nephropathy in patients with type 2 diabetes and renal insufficiency undergoing coronary angiography. J Tradit Chin Med. Aug 2015;35(4):422-427.
  26. Hong T, Zhang M, Fan J. Cordyceps sinensis (a traditional Chinese medicine) for kidney transplant recipients. Cochrane Database Syst Rev. Oct 12 2015(10):Cd009698.
  27. Bee Yean O, Zoriah A. Efficacy of Cordyceps sinensis as an adjunctive treatment in hemodialysis patients: A systematic review and meta-analysis. J Tradit Chin Med. Feb 2019;39(1):1-14.
  28. Hatton MN, Desai K, Le D, et al. Excessive postextraction bleeding associated with Cordyceps sinensis: A case report and review of select traditional medicines used by Vietnamese people living in the United States. Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol. Dec 2018;126(6):494-500.
  29. Cordyceps - Examine.com:  https://examine.com/supplements/cordyceps/

Chia sẻ bài viết

Cố vấn cao cấp Đơn vị Gen trị liệu - Trung tâm YHHN và Ung bướu - BV Bạch Mai.
Tác giả sách: "Sinh học phân tử Ung thư" và nhiều sách khác về Gen trị liệu, nguồn gốc Ung thư và các phương pháp tiếp cận.
Ông là người tâm huyết với ngành sinh học phân tử và là người đặt nền móng về lý thuyết và thực hành cho Gen trị liệu Việt Nam.
Ông là khách mời thường xuyên trên các đài truyền thông: VTC, VTV, Truyền hình Quốc hội... về chủ đề COVID-19, Ung thư, Gen trị liệu...

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tháng Mười 17, 2022

Tháng Mười 14, 2022

Tháng Bảy 15, 2022

Tháng Bảy 6, 2022

Tháng Bảy 2, 2022

Tháng Sáu 30, 2022

Trang [tcb_pagination_current_page] / [tcb_pagination_total_pages]

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>