Trường thọ, sống lâu trăm tuổi. Đó là khát vọng của hết thảy mọi người và thực tế đã có nhiều người thực hiện được khát vọng này. Đâu đó trên đất nước Nhật Bản, Indonesia hay Trung Quốc đã có những người sống trên trăm tuổi nhưng vẫn khoẻ mạnh, sinh hoạt bình thường. Đó là một cuộc sống chất lượng và thật đáng sống. Tuy nhiên, cũng có không ít người lúc nào cũng ốm đau, sầu não, hết bệnh này đến bệnh khác…Có những người số ngày nằm trên giường bệnh tới hàng chục năm với lối sống thực vật, không còn nhận biết ai với ai.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến những hiện tượng trên?
Sau thời gian dài suy ngẫm, tôi chợt nhận thấy: CÂN BẰNG ÂM DƯƠNG theo Đông Y và CÂN BẰNG NỘI MÔ (HOMEOSTASIS) là chìa khóa của sự Trường thọ, Sống khỏe, Sống chất lượng.
Để hiểu rõ hơn những khía cạnh cơ bản về cân bằng nội môi, mời các bạn cùng tìm hiểu qua về tầm quan trọng của cân bằng nội môi và cách chúng ta có thể làm được nó.
1. Cân bằng nội môi là gì?
Cân bằng nội môi (homeostasis) là từ bắt nguồn từ 2 Từ Hy Lạp ‘homeo’ có nghĩa là ‘tương tự,’ và ‘stasis’ có nghĩa là ‘ổn định.’ Cân bằng nội môi đề cập đến sự ổn định, cân bằng hoặc thăng bằng (equilibrium) trong một tế bào hoặc cơ thể. Cân bằng nội môi là một đặc tính quan trọng của sinh vật. Duy trì một môi trường bên trong ổn định đòi hỏi phải điều chỉnh khi các điều kiện thay đổi ở bên trong và bên ngoài tế bào. Việc duy trì các hệ thống trong một tế bào được gọi là điều hòa nội môi. Các điều chỉnh liên tục được thực hiện để đáp ứng điểm đặt.
Cân bằng nội môi được điều chỉnh bởi 3 cơ chế khác nhau, bao gồm:
- Điều nhiệt.
- Điều hòa thẩm thấu.
- Điều hòa hóa học.
Các cơ chế này được thực hiện trong cơ thể bởi nhiều hệ thống khác nhau của cơ thể như Hệ hô hấp, Hệ nội tiết, Hệ sinh sản, Hệ tiết niệu, Hệ thần kinh.
2. Vai trò của cân bằng nội mô trong sinh lý học
Cân bằng nội môi đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động thích hợp của cơ thể. Nó được điều chỉnh bởi các cơ chế khác nhau như điều hòa thẩm thấu, điều hòa nhiệt và điều hòa hóa học bởi các hệ thống khác nhau trong cơ thể như hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, hệ tiết niệu.
Các hệ thống này duy trì sự ổn định của cơ thể bằng cách giải phóng kích thích khi lượng hormone tăng hoặc giảm. Hệ thống nội tiết có tác dụng điều hòa các hệ cơ quan khác trong cơ thể con người.
- Trong hệ thống cơ bắp, các hormone điều chỉnh sự trao đổi chất, sản xuất năng lượng và tăng trưởng của cơ bắp.
- Trong hệ thần kinh, các hormone ảnh hưởng đến sự trao đổi chất thần kinh, điều chỉnh nồng độ chất lỏng và ion và giúp các hormone sinh sản ảnh hưởng đến sự phát triển của não.
Điều hòa phản hồi trong cân bằng nội môi
Nội tiết tố điều hòa hoạt động của các tế bào cơ thể. Việc giải phóng hormone vào máu được kiểm soát bởi một kích thích. Sự đáp ứng với một kích thích làm thay đổi các điều kiện bên trong, bản thân nó có thể trở thành một kích thích mới và cơ chế tự điều chỉnh này bởi hệ thống bên trong được gọi là sự điều hòa phản hồi.
Có 2 loại điều hòa phản hồi:
- Điều hòa phản hồi tích cực (Positive feedback regulation)
- Điều hòa phản hồi tiêu cực (Negative feedback regulation).
Điều hòa phản hồi tích cực.
Phản hồi tích cực ít phổ biến hơn trong các hệ thống sinh học. Phản hồi tích cực có tác dụng đẩy nhanh hướng của sự thay đổi.
Ví dụ điển hình là việc điều hòa tiết sữa (sản xuất sữa). Khi em bé bắt đầu mút, các tín hiệu thần kinh, các tuyến vú tạo ra hormone prolactin do tuyến yên tiết ra. Việc giải phóng prolactin tỷ lệ thuận với việc trẻ bú sữa.
Điều hòa phản hồi tiêu cực:
Phản hồi tiêu cực là vòng phản hồi phổ biến nhất trong hệ thống sinh học. Để duy trì cân bằng nội môi, cơ thể đảo ngược hướng của sự thay đổi để duy trì mọi thứ ổn định trở lại.
Ví dụ 1: Khi mức carbon dioxide tăng lên trong không khí mà chúng ta hít thở, phổi được báo hiệu để thở ra carbon dioxide nhiều hơn, dẫn đến tăng nhịp thở, mức CO2 được cân bằng và sau đó phổi sẽ hoạt động bình thường.
Điều Nhiệt
Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên thì tự động các thụ thể ở da và vùng dưới đồi cảm nhận sự thay đổi nhiệt độ và kích hoạt lệnh từ não khiến da đổ mồ hôi, các mạch máu gần bề mặt da sẽ giãn ra và điều đó giúp cơ thể giảm nhiệt độ. Hiện tượng này được gọi là điều nhiệt và nó là điều hòa phản hồi tiêu cực.
Điều Hòa Thẩm Thấu
Thẩm thấu là quá trình thiết yếu được thực hiện trong cơ thể để các tế bào hoạt động bình thường. Sự di chuyển của nước trong cơ thể được thực hiện thông qua thẩm thấu. Sự thẩm thấu được thực hiện bằng cách cân bằng cả hai bên của màng tế bào, để quá trình Sinh hóa của tế bào hoạt động tốt.
Hai điều kiện làm thay đổi quá trình sinh hóa và dẫn đến cái chết của tế bào là:
- Khi nồng độ các chất tan trong dịch ngoại bào tăng trên mức bình thường, nguyên nhân nào gây ra sự di chuyển của dịch nội bào ra bề mặt ngoại bào, điều này sẽ dẫn đến hiện tượng co rút tế bào.
- Khi nồng độ các chất hòa tan giảm trong dịch ngoại bào gây ra sự di chuyển của dịch ngoại bào vào bên trong tế bào và sẽ dẫn đến sự sưng tấy của tế bào và làm tế bào bị vỡ sau một mức độ nhất định.
Việc duy trì nồng độ ổn định của các chất hòa tan là cần thiết nhất cho hoạt động bình thường của tế bào, sinh vật và được duy trì thông qua thẩm thấu và khuếch tán.
Sinh vật đơn bào sống trong khí quyển bằng cách sử dụng các chất dinh dưỡng và oxy từ môi trường bên ngoài và tạo ra năng lượng cần thiết cho sự phát triển và tồn tại của nó. Nó cũng sẽ thải trực tiếp chất thải và CO2 ra môi trường.
Các sinh vật đa tế bào như con người được tạo thành từ hàng nghìn tỷ tế bào và hầu hết các tế bào nằm bên trong sinh vật và do đó chúng không thể trao đổi trực tiếp với môi trường nên tế bào trao đổi chất với chất lỏng xung quanh chúng. Huyết tương là một phần của dịch ngoại bào của cơ thể chúng ta. Dịch ngoại bào, được hình thành từ môi trường bên ngoài, là thông qua các tế bào. Tế bào liên tục tiếp xúc với dịch ngoại bào để thực hiện quá trình điều hòa thẩm thấu.
Điều Hòa Hóa Học
Kiểm soát mức đường huyết là một ví dụ về phản hồi tiêu cực. Nồng độ glucose trong máu tăng sau bữa ăn (tác nhân kích thích). Hormone insulin được tuyến tụy tiết ra, và nó tăng tốc độ vận chuyển glucose từ máu vào các mô được chọn (phản ứng). Nồng độ glucose trong máu sau đó giảm, sau đó giảm kích thích ban đầu. Sau đó, sự tiết insulin vào máu sẽ giảm.
3. Chất thích nghi (Adaptogen) và Cân bằng nội môi
Thiên nhiên đã có sẵn cho chúng ta những chất thực thi nhiệm vụ đó được gọi là những chất thích nghi (Adaptogen).
Chất thích nghi (Adaptogen) là gì?
Adaptogen là một nhóm thực vật và thảo mộc có thể làm giảm căng thẳng. Nó giúp có thể chúng ta giảm mệt mỏi, tăng sức đề kháng và khả năng chịu đựng trong các tình huống căng thẳng về thể chất, tinh thần, cảm xúc...
Hiện có khoảng hơn 70 loại thực vật và thảo mộc được xếp vào danh mục Adaptogen. Việc sử dụng các chất thích nghi bắt nguồn từ y học cổ truyền Trung Quốc và y học cổ truyền Ấn độ (Ayurvedic). Các loại thảo dược thích nghi cũng được sử dụng trên khắp châu Âu trong Thế chiến thứ hai. Nó đã từng là một công cụ bí mật giúp cho Liên Xô đứng đầu thế giới.
Thực vật và thảo mộc phải có đủ ba đặc tính để có thể coi là chất thích nghi (Adaptogen) :
- Nó không độc khi dùng ở liều lượng bình thường.
- Nó giúp cơ thể chống chịu với căng thẳng.
- Nó đưa cơ thể trở lại trạng thái cân bằng (cân bằng nội môi).
Chất thích nghi tác động với cơ thể như thế nào?
Chất thích nghi giúp chúng ta CHỐNG CHỊU STRESS TỐT HƠN và ngăn chặn tình trạng kiệt quệ.
Bình thường, khi chúng ta đối mặt với một tác nhân gây căng thẳng, cơ thể chúng ta đều trải qua phản ứng thích nghi gồm ba giai đoạn:
- Báo động
- Kháng cự
- Kiệt quệ
Kháng cự với căng thẳng trong thời gian dài có thể tiêu hao nguồn lực thể chất, cảm xúc và tinh thần của bạn đến mức cơ thể không còn sức để chống chịu(Kiệt quệ).
Các dấu hiệu của sự Kiệt quệ bao gồm: Mệt mỏi, Kiệt sức, Trầm cảm, Lo âu, Giảm khả năng chịu đựng căng thẳng, Vô vọng, Buông xuôi mọi thứ và nó ảnh hưởng đến hầu hết các chức năng của cơ thể, bao gồm: hệ thần kinh, miễn dịch, nội tiết, tim mạch, cơ xương và tiêu hóa.
Mục tiêu của việc dùng các chất thích nghi là đưa cơ thể chúng ta trở lại trạng thái cân bằng (cân bằng nội môi). Tác dụng của các chất thích nghi là làm tăng hoặc giảm các phản ứng hóa sinh trong cơ thể chúng ta để đưa cơ thể về trạng thái cân bằng.
Ví dụ, nếu bạn bị căng thẳng (cortisol tăng cao), chất thích nghi sẽ tác động bằng cách giảm mức cortisol. Nếu bạn thường xuyên mệt mỏi với mức cortisol thấp, chất thích nghi sẽ làm tăng mức cortisol trong cơ thể bạn.
Chất thích nghi giúp cơ thể chúng ta kháng cự với stress lâu hơn và ngăn không để rơi vào tình trạng kiệt sức.
Một số loại thảo mộc thích nghi chống căng thẳng hiệu quả hiện nay
SÂM ẤN ĐỘ (Ashwagandha)

Sâm Ấn Độ, là một loại thảo mộc được sử dụng trong y học cổ truyền của Ấn Độ. Các thử nghiệm gần đây đã chứng minh hiệu quả của nó trong việc giảm lo lắng, căng thẳng, cải thiện sức mạnh cơ bắp và giảm mệt mỏi. Ngoài ra, có nhiều bằng chứng ủng hộ hiệu quả của Sâm Ấn độ trong việc cải thiện tổng thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ.
Nó cũng là loại thảo mộc làm trẻ hóa và chống lão hóa hàng đầu được sử dụng trong y học cổ truyền Ấn độ trong hơn 1000 năm.
Nghiên cứu cho thấy rằng Sâm Ấn độ có thể làm giảm mức độ cortisol và chứng viêm. Nó cũng có đặc tính chống lão hóa và có thể cải thiện trí nhớ và chức năng miễn dịch.
LINH CHI (Reishi mushroom)

Mệnh danh là "Nấm trường sinh", Linh chi đã được được chứng minh là có tác dụng chống lại sự mệt mỏi, giảm lo âu và kéo dài tuổi thọ. Đáng chú ý là có nghiên cứu cho thấy rằng nấm linh chi có tác dụng chống vi khuẩn, chống vi rút, chống viêm và chống oxy hóa mạnh và có khả năng ngăn chặn sự phát triển của một số bệnh ung thư (vú, tuyến tiền liệt và Đại tràng).
ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO (Cordyceps Militaris)

Đông trùng hạ thảo là một trong những loại thảo mộc truyền thống có giá trị nhất ở Trung Quốc để phục hồi, tăng sức bền và sự cân bằng trong các tình trạng căng thẳng. Nó có chứa adenosine, axit cordycepic, cordycepin và các hợp chất khác. Các hợp chất này giúp điều hòa quá trình viêm và chống lại các căng thẳng về thể chất, tinh thần và cảm xúc.
ĐẲNG SÂM (Dangshen)

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, Đẳng sâm (Đảng sâm) được gọi là “nhân sâm bình dân” vì nó đem lại tác dụng giống nhân sâm nhưng lại rẻ hơn. Rễ của nó có chứa hai thành phần chủ yếu là phytosterol & triterpenes giúp giảm căng thẳng, cải thiện chức năng nhận thức.
HOÀNG KỲ (Astragalus membranaceus)

Hoàng Kỳ đã được y học Trung Quốc công nhận từ hàng ngàn năm trước là một trong những thảo dược hỗ trợ hệ miễn dịch mạnh do nó có khả năng giúp cơ thể phục hồi và tăng cường khả năng chống lại các mầm bệnh bên ngoài. Nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy Hoàng Kỳ cho thấy nó thúc đẩy sự gia tăng sản xuất, hoạt động và chức năng của các tế bào miễn dịch (tế bào T, tế bào NK, đại thực bào và immunoglobulin).
SÂM CAU (Curculio orchioides)

Thành phần của Sâm cau có chứa nhiều hoạt chất quý có lợi cho sức khỏe nổi bật như Saponin, các Axit amin, Curculiginis A, Phytosterol, Tanin, Tinh bột, Lignan, Acid béo, Beta-sitosterol, Flavonoid, Steroid... Chiết xuất của Sâm cau có khả năng thích nghi mạnh và là một loại thuốc tăng cường sinh lý được đánh giá cao trong nền y học cổ truyền của Ấn Độ.
SÂM BỐ CHÍNH (Abelmoschus Sagittifolius root)

Sâm bố chính là cây bản địa ở Quảng Bình, Việt Nam. Sâm bố chính có công dụng bổ tỳ vị, thanh nhiệt, dưỡng ẩm, bổ máu, nhuận phế, trợ tiêu hóa, sinh tân dịch. Chủ trị suy nhược cơ thể, mất ngủ, suy dinh dưỡng, rối loạn kinh nguyệt, lao phổi ở trẻ em, hen suyễn, ho, sốt, thiếu máu, trầm cảm, ra nhiều mồ hôi, mỏi lưng, động kinh, tiêu hóa trì trệ, suy giảm sinh lý....
Rau đắng biển (Bacopa monniera)
Loại cây này, mọc ở các khu vực nhiệt đới, đã được sử dụng trong y học cổ truyền Ấn độ (Ayurvedic) trong nhiều thế kỷ.
Theo nghiên cứu, Bacopa monniera có thể cải thiện chức năng não, giảm căng thẳng và lo lắng.
Nhân sâm (Panax ginnseng)

Còn được gọi là nhân sâm châu Á, loại thảo mộc này được trồng ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Siberia.
Panax gingseng chứa ginsenosides, một chất hóa học có thể ảnh hưởng đến mức insulin và giúp giảm lượng đường trong máu.
Nghiên cứu cho thấy nhân sâm panax cũng có thể làm giảm mức độ mệt mỏi. Nó cũng có thể làm tăng glutathione reductase và tổng glutathione.
Rễ vàng (Rhodiola rosea)
Loại cây này đã được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền. Nó phát triển ở châu Âu và các khu vực lạnh hơn của châu Á.
Nghiên cứu chỉ ra rằng Rhodiola rosea có thể tăng năng lượng và giảm mệt mỏi, kiệt sức và kiệt sức. Nó cũng có thể giúp giảm tình trạng bất ổn, khó chịu và căng thẳng.
Nhân sâm Siberi (Eleuthero)
Còn được gọi là Eleuthero, nhân sâm Siberia đã được sử dụng trong y học Trung Quốc trong nhiều thế kỷ. Nó cũng đã được Liên Xô nghiên cứu rất nhiều trong những năm 60 và 70.
Nó có các thành phần hóa học hoạt tính khác với nhân sâm Hoa Kỳ, nhân sâm châu Á và nghiên cứu cho thấy rằng nhân sâm Siberia có thể giúp giảm mệt mỏi, giảm cân và hỗ trợ hoạt động thể chất. Nó cũng có thể giúp tăng chức năng nhận thức của bạn.
Tham khảo thêm về: Một số kết quả nghiên cứu về các thành phần thảo dược thích nghi chống căng thẳng.
4. Làm thế nào để đạt được Cân bằng nội môi?
Bây giờ tôi xin phép được trình bày vài suy nghĩ về Sự cân bằng nội môi và làm thế nào đạt được mục tiêu đó.
Nguyên lý đạt được được sự cân bằng là sự ĐỐI NGHỊCH.
Nhanh quá thì làm Chậm lại, Nóng quá thì làm Mát đi, Lạnh quá thì làm Nóng lên. Chỉ với nguyên lý đơn giản này mà Y học đã cứu sống biết bao sinh mạng. Khi bị sốt cao, việc chườm lạnh đã thành qui chuẩn trong điều trị bệnh và rõ ràng đã đem lại những hiệu quả to lớn. Khi huyết áp tăng, phải dùng các thuốc hạ áp và ngược lại. Khi mất ngủ phải sử dụng thuốc an thần. Khi nhiễm trùng thì phải dùng kháng sinh v.v.. và v.v.. Trong cuộc sống thực tại chúng ta luôn áp dụng các phương thức cân bằng để xua tan bệnh tật.
Tuy nhiên, cũng có những vấn đề cần lưu ý:
Sự kết hợp Đông - Tây y
Chúng ta vẫn thường nói về vấn đề này. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều khúc mắc.
Gần đây nhất WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) đã công nhận các phương pháp chữa trị bằng Đông Y là chính thống. Nhưng cũng không ít các nhà “Tây Y” phản đối cho rằng: Lý luận Đông y không chặt chẽ, thiếu thuyết phục và chưa chấp thuận quyết định của WHO.
Nhưng dầu sao đi nữa thì cơ quan quyền lực nhất trong y học thuộc Liên Hợp Quốc đã công nhận rồi thì Đông Y sẽ có chỗ đứng với đúng giá trị của nó.
Nhưng cũng phải nói thêm rằng: Đông y không nên bảo thủ, chỉ áp dụng các phương pháp cổ điển của mình, trong khi Tây y có những phương pháp chính xác hơn lại không tận dụng.
Đơn cử là: Một khi bệnh nhân đã có X-Quang thấy phổi bị viêm trắng xóa rồi thì cần gì phải ngồi vào bắt mạch, xem rêu lưỡi xem bệnh nhân có bị viêm phổi hay không. Việc làm đó thật vô nghĩa.
Ngược lại, Đông y đưa ra một bài thuốc đã được sử dụng hàng trăm năm với hàng nghìn hàng vạn người thì Tây Y vẫn cho rằng thiếu cơ sở khoa học, chủ yếu dựa vào thực chứng.
Khi nghiên cứu để phát triển một loại thuốc thì bắt buộc phải trải qua 4 giai đoạn và giai đọan 3 là giai đoạn thử nghiệm rộng rãi trên người để đánh giá tính hiệu quả và an toàn. Giai đoạn này sẽ quyết định thuốc có được sử dụng trên người hay không.
Với Đông y thì lại khác: Một bài thuốc được xây dựng lên từ việc dùng thử trên rất nhiều bệnh nhân, khi thấy hiệu quả thì mới ghi lại thành bài thuốc chính thống áp dụng rộng rãi cho mọi người. Như vậy Đông y cũng đã qua giai đoạn thử nghiệm lâm sàng với rất nhiều bệnh nhân rồi mới được công nhận là một bài thuốc.
Vậy thì Đông Y và Tây Y đâu có sự khác biệt về mặt nguyên lý và vì thế các bài thuốc Đông Y phải được coi trọng ngang bằng với các phương thuốc của Tây Y.
Cách bổ sung thuốc bổ/thực phẩm chức năng
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc bổ được tổ hợp từ nhiều thành phần được dùng phổ biến dưới dạng THỰC PHẨM CHỨC NĂNG. Phải công nhận rằng, đây là những sản phẩm có thể là tự nhiên hay tổng hợp nhưng rất đầy đủ các thành phần.
Những loại thuốc này được khuyến cáo là AN TOÀN ĐỐI VỚI MỌI NGƯỜI.
Ngay cả các nước Âu, Mỹ cũng có những sản phẩm như vậy và cũng khuyến cáo mọi người hãy sử dụng “VÔ TƯ”.
Vậy điều này đúng hay sai?
Chúng ta hãy lấy một ví dụ đơn giản sau đây để giải thích một cách ngắn gọn: Giả sử chúng ta muốn trải nhựa, làm phẳng một đoạn đường, đương nhiên chúng ta sẽ đổ nhựa xuống và san đều vào những chỗ trũng cho đến khi vừa đầy thì thôi. Nếu chúng ta đổ quá nhiều vật liệu lên một vị trí nào đó thì sẽ nổi lên một ụ đá gây nguy hiểm cho các phương tiện đi lại.
Vậy thì, thuốc bổ phải được bổ sung cho những người cần nó, những người không cần thì đừng nên lạm dụng vì vừa tốn tiền lại vừa gây hại cho cơ thể (thuốc thừa sẽ phải được bài tiết ra ngoài và như thế chúng ta lại bắt cơ quan bài tiết làm những việc vô ích). Trong một vài trường hợp thuốc bổ còn đọng lại trong các nội tạng rồi gây nên bệnh.
Nói đến đây chúng ta cũng thấy rõ một điều:
Thuốc bổ không phải lúc nào cũng cần, nó chỉ nên được bổ sung khi cơ thể thiếu.
5. Một số vấn đề sức khỏe phổ biến hiện nay chúng ta cần quan tâm hơn nữa
Sự mất cân bằng nội môi giữa kích thích và ức chế gây nên các bệnh rối loạn chức năng thần kinh
Hiện tại chúng ta có biết bao bệnh nhân bị rối loạn tâm thần mà theo tên gọi thông thường là “Người điên”. Những người này có thể là khỏe mạnh về cơ bắp nhưng rối loạn tâm thần nên trở thành “Vô dụng”. Việc chữa trị cho những bệnh nhân tâm thần là một vấn đề lớn đối với toàn xã hội và chúng ta phải quan tâm tới họ.
Một nhóm bệnh khác thuộc hệ thần kinh trung ương cũng cần phải được quan tâm đúng mức đó là bệnh Parkinson’s và Alzheimer.
Ung thư do nhiều nguyên nhân
Nhưng sự suy yếu của hệ thống miễn dịch là nguyên nhân chính. Ung thư hiện nay đã có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả như phương pháp điều trị đích, liệu pháp tế bào miễn dịch v.v.. nhưng chúng ta vẫn còn chưa thắng nổi ung thư. Chúng ta cần phải đầu tư nhiều, thật nhiều thì mới giải quyết được vấn đề hóc búa này.
Các dị tật bẩm sinh do sự khiếm khuyết gen di truyền.
Cách tốt nhất cho các bệnh này là thay thế các gen hỏng, gen lỗi bằng các gen mới.
Có lẽ chúng ta sẽ còn phải kể ra rất nhiều những vấn đề nữa. Chúng ta sẽ tiếp tục cùng nhau trao đổi trong các bài viết sau.
Và nếu bạn muốn tìm một giải pháp đáng tin cậy để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, tăng cường hệ miễn dịch và kiểm soát căng thẳng (stress)...
...hãy xem bài viết này.
1. Yadav H, Jain S, Bissi L, Marotta F (2016) Gut Microbiome Derived Metabolites to Regulate Energy Homeostasis: How Microbiome Talks to Host. Metabolomics 6: e150.
2. Andrey ZM, Vladimir ZM (2016) An Integral Concept of Regulating Immune Homeostasis. J Clin Exp Pathol 6: 267.
3. Kurazumi Y, Sakoi T, Tsuchikawa T, Fukagawa K, Bolashikov ZD, et al. (2014) Behavioral Thermoregulation Model for Evaluation of Outdoor Thermal Environment. J Ergonomics 4: 125.
4. Fischbarg J (2014) Textbook Corrections are Required: Electro osmosis Causes Epithelial Fluid Transport, Not Osmosis. J Mol istol Med Physiol 1: 101
5. Ginneken VV, Ham L, de Vries E, Verheij E, van der Greef J, et al. (2016) Comparison of Hormones, Lipoproteins and Substrates in Blood Plasma in a C57bl6 Mouse Strain after Starvation and a High Fat Diet: A Metabolomics Approach. Anat Physiol 6: 233.
6. Maria M (2016) The Role of Prolactin in Men. Endocrinol Metab Syndr 5: 222.
7. Tóm lược các nghiên cứu về một số chất thích nghi