
1. Berberine là gì?
Berberine là một alkaloid được tìm thấy trong vỏ, lá, cành, thân, rễ của nhiều loại cây khác nhau như dâu tây, Hải cẩu vàng (goldenseal), goldthread, nho Oregon (Mahonia aquifolium hay Berberis aquifolium), Hoàng bá (phellodendron) và cây nghệ. Theo truyền thống, berberine đã được sử dụng như một chất kháng vi sinh vật, kháng động vật nguyên sinh và chống tiêu chảy trong y học cổ truyền Trung Quốc, Ấn độ... Ở Việt Nam, nó được biết đến nhiều nhất với tác dụng chống tiêu chảy. Điều đáng lưu ý nhất là khả năng làm giảm đường máu của nó có thể rất mạnh (trương tự như với một số loại thuốc chống tiểu đường).
- Berberine thường được sử dụng berberine cho bệnh tiểu đường, mỡ máu cao và huyết áp cao. Một số nghiên cứu ở người cho thấy berberine có thể làm giảm mức cholesterol, triglycerides và đường máu. Một số chuyên gia quốc tế cho rằng berberine có thể hữu ích ở những bệnh nhân bị cholesterol cao mức độ nhẹ, những người không dung nạp thuốc statin hoặc những người có hội chứng chuyển hóa. Nó được coi là một liệu pháp bổ trợ để giúp cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch chứ không thể thay thế cho việc thay đổi lối sống.
- Nó cũng được sử dụng để chữa bỏng, lở loét, bệnh gan và nhiều tình trạng khác nhưng hiện không có bằng chứng khoa học tốt để hỗ trợ cho các công dụng này.
- Cơ chế tác động chính của Berberine được cho là do nó kích hoạt enzyme adenosine monophosphate-activated protein kinase (AMPK). AMPK là một chất điều hòa cân bằng nội môi có liên quan đến một loạt các quá trình sinh học, bao gồm: điều hòa glucose, chuyển hóa lipid và protein.
Tên gọi khác: Alcaloïde de Berbérine, Berberina, Berbérine, Berberine Alkaloid, Berberine Complex, Berberine Sulfate, Sulfate de Berbérine, Umbellatine.
Tránh nhầm với: Piperine (chiết xuất hạt tiêu đen), Berberol, Berberrubine.
2. Berberine có tác dụng gì?
Hầu hết các nghiên cứu trên người được thực hiện để kiểm tra tác dụng của berberine về kiểm soát đường huyết, lipid máu, chức năng gan và các chỉ số liên quan đến rối loạn chuyển hóa.
Kết quả nghiên cứu hiện tại cho thấy:
Berberine có thể hiệu quả cho
- Nhiệt miệng: Bôi gel berberine có thể làm giảm đau, giảm tiết dịch và kích thước của vết loét.
- Bệnh tiểu đường: Bằng chứng từ các thử nghiệm lâm sàng được thực hiện ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2 cho thấy berberine có thể làm giảm lượng đường trong máu ở mức độ tương tự như một số loại thuốc tiểu đường. Ở những người bị rối loạn chuyển hóa, nghiên cứu cho thấy rằng berberine có thể cải thiện mỡ máu và men gan, đồng thời giảm trọng lượng cơ thể và lượng mỡ. Tuy nhiên, hầu hết các thử nghiệm hiện tại không phải là những nghiên cứu có chất lượng tốt.
- Mỡ máu cao: Uống berberine riêng lẻ hoặc kết hợp với các thành phần khác có thể giúp giảm mức cholesterol toàn phần, LDL (cholesterol "xấu") và triglycerides ở những người có mỡ máu cao.
- Huyết áp cao: Uống 0,9 gam berberine mỗi ngày cùng với thuốc hạ huyết áp amlodipine có thể làm giảm huyết áp tốt hơn so với chỉ dùng amlodipine ở những người bị huyết áp cao.
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Uống berberine có thể làm giảm lượng đường trong máu, cải thiện mức cholesterol và chất béo trung tính, giảm mức testosterone và giảm Tỷ số vòng eo trên vòng mông ở những người bị PCOS.
Người ta cũng quan tâm đến việc sử dụng berberine cho một số mục đích khác, nhưng hiện không có đủ thông tin để nói liệu nó có thể hữu ích hay không.
3. Berberine có an toàn không?
Khi dùng bằng đường uống : Berberine có thể coi là an toàn cho hầu hết người lớn. Liều có thể lên đến 1,5 gram mỗi ngày trong 6 tháng. Nhìn chung, nó an toàn ở liều bình thường, nhưng vẫn cần thêm nghiên cứu về tính an toàn khi sử dụng nó trong thời gian dài. Ở một số người, việc bổ sung berberine có thể gây ra các phản ứng phụ trên hệ tiêu hóa bao gồm: tiêu chảy, táo bón, đầy hơi và đau dạ dày.
Khi bôi ngoài da: Berberine có thể coi là an toàn cho hầu hết người lớn khi sử dụng trong thời gian ngắn.
Lưu ý khi sử dụng Berberine trên các đối tượng đặc biệt:
- Mang thai: Uống berberine có thể không an toàn. Berberine có thể chuyển hóa qua nhau thai và có thể gây hại cho thai nhi. Chứng Kernicterus (tổn thương não do Bilirubin cao) đã được quan sát thấy trẻ sơ sinh tiếp xúc với berberine.
- Cho con bú: Dùng berberine có thể không an toàn. Nó có thể được truyền qua sữa và gây hại cho trẻ.
- Trẻ em: Có thể không an toàn khi cho trẻ sơ sinh dùng berberine. Chứng Kernicterus (tổn thương não do Bilirubin cao) đã được quan sát thấy trẻ sơ sinh tiếp xúc với berberine. Hiện không có đủ thông tin để biết liệu berberine có an toàn ở trẻ lớn hay không.
- Bilirubin trong máu cao ở trẻ sơ sinh: Bilirubin là một chất hóa học được tạo ra khi các tế bào hồng cầu già bị phá vỡ, thường được loại bỏ bởi gan. Berberine có thể khiến gan không loại bỏ bilirubin đủ nhanh. Điều này có thể gây ra các vấn đề về não, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh có lượng bilirubin trong máu cao. Tránh không sử dụng.
4. Berberine có tương tác với thuốc không?
KHÔNG sử dụng Berberine với
Cyclosporine (Neoral, Sandimmune): Berberine có thể làm giảm tốc độ cơ thể phân hủy cyclosporine. Do đó, có thể làm tăng tác dụng và tác dụng phụ của cyclosporin.
Thận trọng khi sử dụng Berberine với
Dextromethorphan: Berberine có thể làm giảm tốc độ cơ thể phân hủy dextromethorphan. Do đó có thể làm tăng tác dụng và tác dụng phụ của dextromethorphan.
Losartan (Cozaar): Berberine có thể làm giảm tác dụng của losartan.
Thuốc chuyển hóa qua Cytochrome P450 - CYP2C9, CYP2D6 và CYP3A4: Một số loại thuốc được chuyển hóa qua gan. Berberine có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa các loại thuốc này. Điều này có thể thay đổi tác dụng và tác dụng phụ của những loại thuốc này.
Thuốc trị tiểu đường: Berberine có thể làm giảm lượng đường trong máu. Dùng nó cùng với thuốc tiểu đường có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp. Cần theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu nếu dùng sự kết hợp này.
Thuốc điều trị cao huyết áp (Thuốc hạ huyết áp): Berberine có thể làm giảm huyết áp. Dùng nó cùng với thuốc giảm huyết áp có thể khiến huyết áp xuống quá thấp. Cần theo dõi huyết áp của bạn chặt chẽ.
Thuốc chống đông máu: Berberine có thể làm chậm quá trình đông máu. Dùng nó cùng với các loại thuốc chống đông máu có thể làm tăng nguy cơ bị tụ máu và chảy máu.
Metformin (Glucophage): Berberine có thể làm tăng lượng metformin trong cơ thể. Do đó có thể làm tăng tác dụng và tác dụng phụ của nó. Tương tác này có vẻ như xảy ra khi berberine được dùng trước metformin khoảng 2 giờ. Khi dùng berberine và metformin đồng thời dường như không làm tăng lượng metformin trong cơ thể.
Midazolam (Versed): Berberine có thể làm giảm tốc độ phân hủy midazolam. Do đó có thể làm tăng tác dụng và tác dụng phụ của midazolam.
Pentobarbital (Nembutal): Pentobarbital là một loại thuốc có thể gây buồn ngủ. Berberine cũng có thể gây buồn ngủ. Dùng berberine với pentobarbital có thể gây buồn ngủ quá mức.
Thuốc an thần: Berberine có thể gây buồn ngủ và làm chậm nhịp thở. Một số loại thuốc an thần cũng có thể gây buồn ngủ và làm chậm nhịp thở. Dùng berberine với thuốc an thần có thể gây khó thở và/hoặc buồn ngủ quá mức.
Tacrolimus (Prograf): Berberine có thể làm chậm khả năng loại bỏ tacrolimus của cơ thể. Điều này có thể làm tăng tác dụng và tác dụng phụ của tacrolimus.
5. Berberine có tương tác với thảo dược/chất bổ sung khác không?
Các loại thảo mộc và chất bổ sung có thể làm giảm huyết áp: Berberine có thể làm giảm huyết áp. Dùng nó với các chất bổ sung khác có cùng tác dụng có thể khiến huyết áp giảm quá thấp. Ví dụ về các chất bổ sung có tác dụng này bao gồm Xuyên tâm liên (andrographis), casein peptide, L-arginine, niacin và cây tầm ma.
Các loại thảo mộc và chất bổ sung có thể làm giảm lượng đường trong máu: Berberine có thể làm giảm lượng đường trong máu. Dùng nó với các chất bổ sung khác có tác dụng tương tự có thể làm giảm lượng đường trong máu xuống quá thấp. Ví dụ về các chất bổ sung có tác dụng này bao gồm lô hội, mướp đắng, quế cassia, crom và xương rồng lê gai.
Các loại thảo mộc và chất bổ sung có thể làm chậm quá trình đông máu: Berberine có thể làm chậm quá trình đông máu và tăng nguy cơ chảy máu. Dùng nó với các chất bổ sung khác có tác dụng tương tự có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Ví dụ về các chất bổ sung có tác dụng này bao gồm tỏi, gừng, bạch quả, nattokinase và nhân sâm Panax.
Các loại thảo mộc và chất bổ sung có tác dụng an thần: Berberine có thể gây buồn ngủ và làm chậm nhịp thở. Dùng nó cùng với các chất bổ sung khác có tác dụng tương tự có thể gây buồn ngủ quá mức và/hoặc thở chậm ở một số người. Ví dụ về các chất bổ sung có tác dụng này bao gồm hoa bia, kava, L-tryptophan, melatonin và valerian.
Probiotics: Probiotics là các vi sinh vật sống. Berberine có thể giết chết một số loại men vi sinh. Nếu dùng cùng nhau, berberine có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của các chất bổ sung probiotic.
6. Berberine có tương tác với thức ăn không?
Hiện không có tương tác nào của Berberine với thức ăn được biết đến.
7. Cách sử dụng Berberine
Liều tiêu chuẩn của berberine là 900-2.000mg/ngày, chia thành ba đến bốn lần.
Berberine nên được dùng trong bữa ăn, hoặc ngay sau ăn để tận dụng tác dụng của nó trong việc kiểm soát tăng đường huyết và lipid liên quan đến việc ăn uống.
Quá nhiều berberine cùng một lúc có thể dẫn đến đau bụng, chuột rút và tiêu chảy.
Ngoài ra, nó cũng được sử dụng ở dạng thuốc nhỏ mắt và gel bôi.
- Neag MA, Mocan A, Echeverría J, et al. Berberine: Botanical Occurrence, Traditional Uses, Extraction Methods, and Relevance in Cardiovascular, Metabolic, Hepatic, and Renal Disorders. Front Pharmacol. 2018;9:557.
- Lan J, Zhao Y, Dong F, et al. Meta-analysis of the effect and safety of berberine in the treatment of type 2 diabetes mellitus, hyperlipemia and hypertension. J Ethnopharmacol. Feb 23 2015;161:69-81.
- Pirillo A, Catapano AL. Berberine, a plant alkaloid with lipid- and glucose-lowering properties: From in vitro evidence to clinical studies. Atherosclerosis. Dec 2015;243(2):449-461.
- Wang Q, Zhang M, Liang B, et al. Activation of AMP-activated protein kinase is required for berberine-induced reduction of atherosclerosis in mice: the role of uncoupling protein 2. PLoS One. 2011;6(9):e25436.
- Xu J, Long Y, Ni L, et al. Anticancer effect of berberine based on experimental animal models of various cancers: a systematic review and meta-analysis. BMC Cancer. Jun 17 2019;19(1):589.
- Chen C, Tao C, Liu Z, et al. A Randomized Clinical Trial of Berberine Hydrochloride in Patients with Diarrhea-Predominant Irritable Bowel Syndrome. Phytother Res. Nov 2015;29(11):1822-1827.
- Wei W, Zhao H, Wang A, et al. A clinical study on the short-term effect of berberine in comparison to metformin on the metabolic characteristics of women with polycystic ovary syndrome. Eur J Endocrinol. Jan 2012;166(1):99-105.
- An Y, Sun Z, Zhang Y, et al. The use of berberine for women with polycystic ovary syndrome undergoing IVF treatment. Clin Endocrinol (Oxf). Mar 2014;80(3):425-431.
- Yan HM, Xia MF, Wang Y, et al. Efficacy of Berberine in Patients with Non-Alcoholic Fatty Liver Disease. PLoS One. 2015;10(8):e0134172.
- Meng S, Wang LS, Huang ZQ, et al. Berberine ameliorates inflammation in patients with acute coronary syndrome following percutaneous coronary intervention. Clin Exp Pharmacol Physiol. May 2012;39(5):406-411.
- Ju J, Li J, Lin Q, et al. Efficacy and safety of berberine for dyslipidaemias: A systematic review and meta-analysis of randomized clinical trials. Phytomedicine. Nov 15 2018;50:25-34.
- Zhang LS, Zhang JH, Feng R, et al. Efficacy and Safety of Berberine Alone or Combined with Statins for the Treatment of Hyperlipidemia: A Systematic Review and Meta-Analysis of Randomized Controlled Clinical Trials. Am J Chin Med. 2019;47(4):751-767.
- Baumgartner S, Bruckert E, Gallo A, et al. The position of functional foods and supplements with a serum LDL-C lowering effect in the spectrum ranging from universal to care-related CVD risk management. Atherosclerosis. Jul 30 2020.
- Liang Y, Xu X, Yin M, et al. Effects of berberine on blood glucose in patients with type 2 diabetes mellitus: a systematic literature review and a meta-analysis. Endocr J. Jan 28 2019;66(1):51-63.
- Asbaghi O, Ghanbari N, Shekari M, et al. The effect of berberine supplementation on obesity parameters, inflammation and liver function enzymes: A systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials. Clin Nutr ESPEN. Aug 2020;38:43-49.
- Pirro M, Francisci D, Bianconi V, et al. NUtraceutical TReatment for hYpercholesterolemia in HIV-infected patients: The NU-TRY(HIV) randomized cross-over trial. Atherosclerosis. Jan 2019;280:51-57.
- Marazzi G, Pelliccia F, Campolongo G, et al. Usefulness of Nutraceuticals (Armolipid Plus) Versus Ezetimibe and Combination in Statin-Intolerant Patients With Dyslipidemia With Coronary Heart Disease. Am J Cardiol. Dec 15 2015;116(12):1798-1801.
- Marazzi G, Campolongo G, Pelliccia F, et al. Comparison of Low-Dose Statin Versus Low-Dose Statin + Armolipid Plus in High-Intensity Statin-Intolerant Patients With a Previous Coronary Event and Percutaneous Coronary Intervention (ADHERENCE Trial). Am J Cardiol. Sep 15 2017;120(6):893-897.
- Marazzi G, Campolongo G, Pelliccia F, et al. Usefulness of Low-Dose Statin Plus Ezetimibe and/or Nutraceuticals in Patients With Coronary Artery Disease Intolerant to High-Dose Statin Treatment. Am J Cardiol. Jan 15 2019;123(2):233-238.
- Millán J, Cicero AF, Torres F, et al. Effects of a nutraceutical combination containing berberine (BRB), policosanol, and red yeast rice (RYR), on lipid profile in hypercholesterolemic patients: A meta-analysis of randomised controlled trials. Clin Investig Arterioscler. Jul-Aug 2016;28(4):178-187.
- Pisciotta L, Bellocchio A, Bertolini S. Nutraceutical pill containing berberine versus ezetimibe on plasma lipid pattern in hypercholesterolemic subjects and its additive effect in patients with familial hypercholesterolemia on stable cholesterol-lowering treatment. Lipids Health Dis. Sep 22 2012;11:123.
- Liu CS, Zheng YR, Zhang YF, et al. Research progress on berberine with a special focus on its oral bioavailability. Fitoterapia. Mar 2016;109:274-282.
- Cicero AFG, Fogacci F, Bove M, et al. Short-Term Effects of Dry Extracts of Artichokeand Berberis in Hypercholesterolemic Patients Without Cardiovascular Disease. Am J Cardiol. Feb 15 2019;123(4):588-591.
- Cicero AFG, Colletti A, Bajraktari G, et al. Lipid-lowering nutraceuticals in clinical practice: position paper from an International Lipid Expert Panel. Nutr Rev. Sep 1 2017;75(9):731-767.
- Li G, Zhao M, Qiu F, et al. Pharmacokinetic interactions and tolerability of berberine chloride with simvastatin and fenofibrate: an open-label, randomized, parallel study in healthy Chinese subjects. Drug Des Devel Ther. 2019;13:129-139.
- Qing Y, Dong X, Hongli L, et al. Berberine promoted myocardial protection of postoperative patients through regulating myocardial autophagy. Biomed Pharmacother. Sep 2018;105:1050-1053.
- Chang X, Wang Z, Zhang J, et al. Lipid profiling of the therapeutic effects of berberine in patients with nonalcoholic fatty liver disease. J Transl Med. Sep 15 2016;14:266.
- Fan J, Zhang K, Jin Y, et al. Pharmacological effects of berberine on mood disorders. J Cell Mol Med. Jan 2019;23(1):21-28.
- Guo Y, Chen Y, Tan ZR, et al. Repeated administration of berberine inhibits cytochromes P450 in humans. Eur J Clin Pharmacol. Feb 2012;68(2):213-217.
- Hou Q, Han W, Fu X. Pharmacokinetic interaction between tacrolimus and berberine in a child with idiopathic nephrotic syndrome. Eur J Clin Pharmacol. Oct 2013;69(10):1861-1862.
- Wu X, Li Q, Xin H, et al. Effects of berberine on the blood concentration of cyclosporin A in renal transplanted recipients: clinical and pharmacokinetic study. Eur J Clin Pharmacol. Sep 2005;61(8):567-572.
- Singh A, Zhao K, Bell C, et al. Effect of berberine on in vitro metabolism of sulfonylureas: A herb-drug interactions study. Rapid Commun Mass Spectrom. Sep 2020;34 Suppl 4:e8651.
- Chen YX, Gao QY, Zou TH, et al. Berberine versus placebo for the prevention of recurrence of colorectal adenoma: a multicentre, double-blinded, randomised controlled study. Lancet Gastroenterol Hepatol. 2020 Mar;5(3):267-275.
- Adiwidjaja J, Boddy AV, McLachlan AJ. Physiologically based pharmacokinetic model predictions of natural product-drug interactions between goldenseal, berberine, imatinib and bosutinib.
Eur J Clin Pharmacol. Jan 20 2022 [Online ahead of print].
- Natural Medicines Comprehensive Database Consumer Version: https://medlineplus.gov/druginfo/herb_All.html