Acai: Công dụng, tính an toàn và cách sử dụng

31/10/2022 0 BÌnh Luận


Nội dung bài viết
Acai: Công dụng, tính an toàn và cách sử dụng

1. Acai là gì?

Cây cọ acai, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Trung và Nam Mỹ, quả màu tím đậm. Quả acai từ lâu đã trở thành nguồn lương thực quan trọng của người dân bản địa vùng Amazon.

Quả acai được cho là có hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn nam việt quất, mâm xôi, dâu đen, dâu tây hoặc việt quất. Các thành phần trong acai cũng có thể làm giảm sưng, giảm lượng đường trong máu và kích thích hệ thống miễn dịch.

Mọi người thường sử dụng acai cho các hoạt động thể thao, cholesterol cao, rối loạn cương dương (ED), béo phì, da lão hóa, hội chứng chuyển hóa và nhiều tình trạng khác. Nhưng không có bằng chứng khoa học tốt để hỗ trợ những công dụng này.

Các sản phẩm của Acai đã trở nên phổ biến ở Hoa Kỳ, nó thường được quảng cáo cho mục đích giảm cân và chống lão hóa. Tuy nhiên, Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ khuyến cáo rằng các tuyên bố tiếp thị sản phẩm giảm cân acai là lừa đảo, không đúng với sự thật.

Bột quả Acai đã được sử dụng trong thực nghiệm như một chất cản quang đường miệng để chụp cộng hưởng từ (MRI) đường tiêu hóa.

Tên gọi khác: Euterpe oleracea , Euterpe badiocarpa, Acai berry


2. Acai có tác dụng gì?


Hàm lượng chất chống oxy hóa cao của chúng là một trong những lý do khiến quả acai trở nên phổ biến như một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Chất chống oxy hóa có thể bảo vệ các tế bào của cơ thể không bị tổn thương bởi các quá trình oxy hóa. Bằng cách bảo vệ chống lại quá trình oxy hóa, quả acai có khả năng ngăn ngừa bệnh tim, tiểu đường và các tình trạng khác nhau liên quan đến quá trình lão hóa.

Các nhà nghiên cứu thường đồng ý rằng quả acai, ở dạng thô và nước trái cây, có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa, chất béo lành mạnh và chất xơ.

Cho đến nay, những tuyên bố acai có thể giúp giảm cân, viêm khớp và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể vẫn chưa được khoa học chứng minh.

Rất ít nghiên cứu đã được thực hiện trên người về tác dụng đối với sức khỏe của Acai. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

  • Không có bằng chứng khoa học trên người hỗ trợ việc sử dụng acai cho bất kỳ mục đích liên quan đến sức khỏe nào.
  • Không có nghiên cứu độc lập nào được công bố trên các tạp chí được đánh giá ngang hàng chứng minh cho tuyên bố rằng acai đứng riêng rẽ có thể làm giảm cân nhanh. Khi điều tra hồ sơ an toàn của nước trái cây tăng cường acai ở chuột, các nhà nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt nào về sự thay đổi trọng lượng cơ thể giữa động vật được cho uống nước trái cây và động vật không được uống nước trái cây.
  • Tuy nhiên, một nghiên cứu sơ bộ từ Trường Y khoa UCLA cho thấy kết quả đầy hứa hẹn về việc bổ sung acai berry có thể giúp giảm nguy cơ cholesterol cao, huyết áp cao và bệnh tiểu đường ở người lớn thừa cân.
  • Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã tập trung vào các đặc tính chống oxy hóa tiềm năng của acai, và hỗn hợp nước trái cây với acai là thành phần chính đã được chứng minh là có tác dụng chống oxy hóa ở người.

3. Acai có an toàn không?

  • Khi dùng bằng đường uống: Acai có thể an toàn, nó thường được dung nạp tốt. Tuy nhiên, cần lưu ý là nước ép acai có thể bị nhiễm ký sinh trùng. Trong một số trường hợp hiếm, uống nước acai có liên quan đến sự bùng phát của một căn bệnh gọi là bệnh giun đầu gai ở Mỹ (còn được gọi là bệnh Chagas).
  • Bổ sung acai có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm MRI. Nếu bạn sử dụng các sản phẩm acai và được lên lịch chụp MRI, hãy thảo luận điều này với nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Có rất ít thông tin về việc sử dụng acai trong thời kỳ mang thai hoặc khi cho con bú có an toàn hay không.
  • Bệnh tiểu đường: Acai có thể làm tăng hoặc giảm lượng đường trong máu một chút, nhưng với hầu hết mọi người đây không phải là điều cần quan tâm.

4. Tương tác với thuốc

Thận trọng khi sự kết hợp acai với:

Thuốc trị tiểu đường: Acai có thể làm giảm hoặc tăng lượng đường trong máu.  Dùng acai cùng với thuốc điều trị tiểu đường có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp hoặc làm giảm tác dụng của thuốc. Cần theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu khi sử dụng kèm acai.


5. Cách sử dụng acai

Là một loại thực phẩm, quả acai được ăn sống và làm nước ép. Nước ép cũng được sử dụng trong đồ uống và kem, thạch và rượu.

Ở dạng chất bổ sung, chúng ta không có đủ thông tin đáng tin cậy nào để biết liều lượng acai thích hợp có thể là bao nhiêu.


6. Lưu ý

Hãy nhớ rằng các sản phẩm tự nhiên không phải lúc nào cũng an toàn và liều lượng rất quan trọng. Hãy làm đúng theo các hướng dẫn in trên nhãn sản phẩm và tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.


Nguồn tham khảo


  1. Schauss AG, Wu X, Prior L, et al. Phytochemical and nutrient composition of the freeze-dried amazonian palm berry, Euterpe oleraceae mart. (acai). J Agric Food Chem 2006;54(22): 8598-603.
  2. Del Pozo-Insfran D, Percival SS, Talcott ST. Acai (Euterpe oleracea Mart.) polyphenolics in their glycoside and aglycone forms induce apoptosis of HL-60 leukemia cells. J Agric Food Chem 2006;54(4):1222-9.
  3. Wang H, Cao G, Prior RL. Total Antioxidant Capacity of Fruits. J Agric Food Chem 1996;44(3):701-705.
  4. Plotkin MJ, Balick MJ. Medicinal uses of South American palms. J Ethnopharmacol 1984;10(2):157-79.
  5. Schauss AG, Wu X, Prior RL, et al. Antioxidant capacity and other bioactivities of the freeze-dried Amazonian palm berry, Euterpe oleraceae mart. (acai). J Agric Food Chem 2006;54(22): 8604-10.
  6. Rodrigues RB, Lichtenthaler R,Zimmermann BF, et al. Total oxidant scavenging capacity of Euterpe oleracea Mart. (acai) seeds and identification of their polyphenolic compounds. J Agric Food Chem 2006; 54(12):4162-7.
  7. Hassimotto NM, Genovese MI, Lajolo FM. Antioxidant activity of dietary fruits, vegetables, and commercial frozen fruit pulps. J Agric Food Chem 2005;53(8):2928-35.
  8. Matheus ME, de Oliveira Fernandes SB, Silvera CS, et al. Inhibitory effects of Euterpe oleracea Mart. on nitric oxide production and iNOS expression. J Ethnopharmacol 2006;107(2):291-6.
  9. Pacheco-Palencia LA, Talcott ST. et al. Absorption and biological activity of phytochemical-rich extracts from açai (Euterpe oleracea Mart.) pulp and oil in vitro. J Agric Food Chem. 2008 May 28;56(10):3593-600.
  10. Mertens-Talcott SU, Rios J, Jilma-Stohlawetz P, Pacheco-Palencia LA, et al. Pharmacokinetics of anthocyanins and antioxidant effects after the consumption of anthocyanin-rich acai juice and pulp (Euterpe oleracea Mart.) in human healthy volunteers. J Agric Food Chem. 2008 Sep 10;56(17):7796-802.
  11. Jensen GS, Wu X, Patterson KM, Barnes J. et al. In vitro and in vivo antioxidant and anti-inflammatory capacities of an antioxidant-rich fruit and berry juice blend. Results of a pilot and randomized, double-blinded, placebo-controlled, crossover study. J Agric Food Chem. 2008 Sep 24;56(18):8326-33.
  12. Nóbrega AA, Garcia MH, Tatto E, et al. Oral transmission of Chagas disease by consumption of açaí palm fruit, Brazil. Emerg Infect Dis. 2009 Apr;15(4):653-5.
  13. Xie C, Kang J, Burris R, et al. Açaí juice attenuates atherosclerosis in ApoE deficient mice through antioxidant and anti-inflammatory activities. Atherosclerosis. 2011 Jun;216(2):327-33.
  14. Noratto GD, Angel-Morales G, Talcott ST, et al. Polyphenolics from açaí (Euterpe oleracea Mart.) and red muscadine grape (Vitis rotundifolia) protect human umbilical vascular Endothelial cells (HUVEC) from glucose- and lipopolysaccharide (LPS)-induced inflammation and target microRNA-126. J Agric Food Chem. 2011;59(14):7999-8012.
  15. Moura RS, Ferreira TS, Lopes AA, et al. Effects of Euterpe oleracea Mart. (AÇAÍ) extract in acute lung inflammation induced by cigarette smoke in the mouse. Phytomedicine. 2012 Feb 15;19(3-4):262-9.
  16. Skyberg JA, Rollins MF, Holderness JS, et al. Nasal Acai polysaccharides potentiate innate immunity to protect against pulmonary Francisella tularensis and Burkholderia pseudomallei Infections. PLoS Pathog. 2012 Mar;8(3):e1002587.
  17. Dias MM, Noratto G, Martino HS, et al. Pro-apoptotic activities of polyphenolics from açai (Euterpe oleracea Martius) in human SW-480 colon cancer cells. Nutr Cancer. 2014;66(8):1394-405.
  18. Silva DF, Vidal FC, Santos D, Costa MC, et al. Cytotoxic effects of Euterpe oleracea Mart. in malignant cell lines. BMC Complement Altern Med. 2014 May 29;14:175.
  19. Wong DY, Musgrave IF, Harvey BS, Smid SD. Açaí (Euterpe oleraceae Mart.) berry extract exerts neuroprotective effects against β-amyloid exposure in vitro. Neurosci Lett. 2013 Nov 27;556:221-6.
  20. Zapata-Sudo G, da Silva JS, Pereira SL, Souza PJ, de Moura RS, Sudo RT. Oral treatment with Euterpe oleracea Mart. (açaí) extract improves cardiac dysfunction and exercise intolerance in rats subjected to myocardial infarction. BMC Complement Altern Med. 2014 Jul 8;14:227.
  21. Alessandra-Perini J, Rodrigues-Baptista KC, Machado DE, Nasciutti LE, Perini JA. Anticancer potential, molecular mechanisms and toxicity of Euterpe oleracea extract (açaí): A systematic review. PLoS One. 2018 Jul 2;13(7):e0200101.
  22. Kim H, Simbo SY, Fang C, et al. Açaí (Euterpe oleracea Mart.) beverage consumption improves biomarkers for inflammation but not glucose- or lipid-metabolism in individuals with metabolic syndrome in a randomized, double-blinded, placebo-controlled clinical trial. Food Funct. 2018 Jun 20;9(6):3097-3103.
  23. Alqurashi RM, Galante LA, Rowland IR, Spencer JP, Commane DM. Consumption of a flavonoid-rich açai meal is associated with acute improvements in vascular function and a reduction in total oxidative status in healthy overweight men. Am J Clin Nutr. 2016 Nov;104(5):1227-1235.
  24. Kessler ER, Su LJ, Gao D, et al. Phase II Trial of Acai Juice Product in Biochemically Recurrent Prostate Cancer. Integr Cancer Ther. 2018 Dec;17(4):1103-1108.
  25. de Bem GF, da Costa CA, da Silva Cristino Cordeiro V, et al. Euterpe oleracea Mart. (açaí) seed extract associated with exercise training reduces hepatic steatosis in type 2 diabetic male rats. J Nutr Biochem. 2018 Feb;52:70-81.
  26. The National Center for Complementary and Integrative Health (NCCIH): https://www.nccih.nih.gov/health/atoz

Chia sẻ bài viết

Cố vấn cao cấp Đơn vị Gen trị liệu - Trung tâm YHHN và Ung bướu - BV Bạch Mai.
Tác giả sách: "Sinh học phân tử Ung thư" và nhiều sách khác về Gen trị liệu, nguồn gốc Ung thư và các phương pháp tiếp cận.
Ông là người tâm huyết với ngành sinh học phân tử và là người đặt nền móng về lý thuyết và thực hành cho Gen trị liệu Việt Nam.
Ông là khách mời thường xuyên trên các đài truyền thông: VTC, VTV, Truyền hình Quốc hội... về chủ đề COVID-19, Ung thư, Gen trị liệu...

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tháng Mười 17, 2022

Tháng Mười 14, 2022

Tháng Bảy 15, 2022

Tháng Bảy 6, 2022

Tháng Bảy 2, 2022

Tháng Sáu 30, 2022

Trang [tcb_pagination_current_page] / [tcb_pagination_total_pages]

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>