5-HTP: Tác dụng, tính an toàn và cách sử dụng

14/11/2022 0 BÌnh Luận


Nội dung bài viết
5-HTP (5-hydroxytryptophan)

1. 5-HTP (5-hydroxytryptophan) là gì?

5-HTP (5-hydroxytryptophan) là một hợp chất được chuyển đổi thành serotonin trong não (tiền thân của Seretonin). 5-HTP có thể hữu ích cho một số bệnh lý có liên quan đến mức serotonin thấp, ví dụ như trầm cảm, nhưng vẫn cần có các nghiên cứu bổ sung thêm. 

5-HTP, hoặc 5-Hydroxytryptophan, được tạo ra trong quá trình sản xuất melatonin và serotonin từ axit amin tryptophan. Serotonin là một chất dẫn truyền tín hiệu đến các tế bào thần kinh, mức thấp của nó có liên quan đến các bệnh lý như trầm cảm, lo lắng, đau cơ, mất ngủ, đau đầu mãn tính và tăng cân. 

Một số nghiên cứu cho thấy 5-HTP có thể hữu ích cho những tình trạng này vì nó có thể làm tăng mức serotonin. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu vì kết quả còn hạn chế hoặc các thử nghiệm hiện quá nhỏ để có thể đưa ra kết luận chắc chắn.

Ngoài ra, 5-HTP có thể tương tác với các loại thuốc/thảo mộc có ảnh hưởng đến mức serotonin. Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. 

5-HTP được sản xuất từ hạt của một loại cây châu Phi có tên là Griffonia simplicifolia. 

Ngoài ra, nó cũng có một số ít bằng chứng về tác dụng giảm mất ngủ và lo lắng.

Tên gọi khác: 2-Amino-3-(5-Hydroxy-1H-Indol-3-yl) Propanoic Acid, 5 Hydroxy-Tryptophan, 5 Hydroxy-Tryptophane, 5-Hydroxytryptophan, 5-Hydroxytryptophane, 5-Hydroxy L-Tryptophan, 5-Hydroxy L-Tryptophane, 5-Hydroxy Tryptophan, 5-L-Hydroxytryptophan, L-5 HTP, L-5-Hydroxytryptophan, L-5-Hydroxytryptophane, Oxitriptan.


2. 5-HTP (5-hydroxytryptophan) có tác dụng gì?

5-HTP (5-hydroxytryptophan) có thể hiệu quả cho

  • Trầm cảm: Uống 5-HTP có thể cải thiện các triệu chứng trầm cảm ở một số người. Nó có thể có tác dụng tốt tương tự như một số loại thuốc chống trầm cảm.

5-HTP (5-hydroxytryptophan) có thể không hiệu quả cho

  • Hội chứng Down:Hầu hết các nghiên cứu cho thấy uống 5-HTP không cải thiện sức mạnh hoặc sự phát triển cơ bắp ở trẻ em mắc hội chứng Down.

Ngoài ra, người ta quan tâm đến việc sử dụng 5-HTP cho một số mục đích khác, nhưng cần phải có các nghiên cứu bổ sung thêm để biết liệu nó có thể hữu ích thực sự hay không. Bao gồm:

  • Đau cơ xơ hóa: Những phát hiện ban đầu cho thấy 5-HTP có thể có lợi cho bệnh nhân đau cơ xơ hóa. .
  • Cơn bốc hỏaCác nghiên cứu ban đầu cho thấy 5-HTP không hữu ích cho các cơn bốc hỏa.
  • Mất ngủ: Các nghiên cứu đánh giá 5-HTP đối với chứng mất ngủ còn thiếu.
  • Đau nửa đầu: Một số nghiên cứu không cho thấy 5-HTP hữu ích cho chứng đau nửa đầu hoặc đau đầu căng thẳng mãn tính. 
  • Béo phì: Những phát hiện ban đầu cho thấy 5-HTP có thể giúp giảm sự thèm ăn và lượng thức ăn, đồng thời tăng cảm giác no và hiệu quả giảm cân.

3. 5-HTP (5-hydroxytryptophan) có tác dụng phụ không?

Khi dùng bằng đường uống: 5-HTP an toàn với liều lên đến 400 mg mỗi ngày trong vòng một năm. Các tác dụng phụ thường gặp nhất bao gồm: ợ chua, đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, buồn ngủ, các vấn đề về tình dục và các vấn đề về cơ. Liều lượng lớn 5-HTP, chẳng hạn như 6-10 gam mỗi ngày, có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về dạ dày và co thắt cơ.

Một số người đã dùng 5-HTP bị một tác dụng phụ nghiêm trọng được gọi là Hội chứng đau cơ tăng bạch cầu ái toan (EMS - Eosinophilia-Myalgia Syndrome). Hiện tại, chúng ta không rõ EMS có phải do 5-HTP, do chất tạp nhiễm của sản phẩm 5-HTP hay do yếu tố nào khác. Cho đến khi chúng ta hiểu rõ hơn, 5-HTP nên được sử dụng một cách thận trọng.

Lưu ý khi sử dụng 5-HTP (5-hydroxytryptophan) trên một số đối tượng đặc biệt:

  • Mang thai và cho con bú: Hiện không có đủ thông tin để biết liệu 5-HTP có an toàn để sử dụng cho phụ nữ mang thai/cho con bú hay không. Nên tránh sử dụng.
  • Trẻ em: Có thể an toàn khi uống 5-HTP với liều lượng thích hợp. Ở trẻ em dưới 12 tuổi, 5-HTP có thể an toàn với liều lên đến 5 mg/kg mỗi ngày trong thời gian kéo dài đến 3 năm.
  • Phẫu thuật: 5-HTP có thể ảnh hưởng đến serotonin. Một số loại thuốc dùng trong phẫu thuật cũng có thể ảnh hưởng đến serotonin. Uống 5-HTP trước khi phẫu thuật có thể gây ra quá nhiều serotonin trong não và có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm các vấn đề về: tim, run và lo lắng. Ngừng sử dụng 5-HTP ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.

4. 5-HTP (5-hydroxytryptophan) có tương tác với thuốc không?

Thận trọng khi sử dụng 5-HTP (5-hydroxytryptophan) kết hợp với:

Carbidopa (Lodosyn): 5-HTP có thể ảnh hưởng đến não. Carbidopa (một loại thuốc chữa triệu chứng của bệnh Parkinson) cũng có thể ảnh hưởng đến não. Dùng 5-HTP cùng với Carbidopa có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm nói nhanh, lo lắng, hung hăng và những tác dụng phụ khác.

Thuốc an thần: 5-HTP có thể gây buồn ngủ và thở chậm. Một số loại thuốc an thần cũng có thể gây buồn ngủ và làm chậm nhịp thở. Dùng 5-HTP với thuốc an thần có thể gây ra các vấn đề về hô hấp va/hoặc buồn ngủ quá nhiều.

Thuốc serotonergic: 5-HTP có thể làm tăng serotonin. Một số loại thuốc cũng có tác dụng này như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOI), thuốc chống trầm cảm ba vòng hoặc các loại thuốc khác có ảnh hưởng đến mức seretonin. Dùng 5-HTP cùng với những loại thuốc này có thể làm tăng serotonin quá nhiều. Điều này về lý thuyết có thể gây hội chứng serotonin hoặc các tác dụng phụ nghiêm trọng khác. 


5. 5-HTP (5-hydroxytryptophancó tương tác với thảo dược/chất bổ sung khác không?

Các loại thảo mộc và chất bổ sung có tác dụng an thần

5-HTP có thể gây buồn ngủ và thở chậm. Dùng nó cùng với các chất bổ sung khác có tác dụng tương tự có thể gây buồn ngủ quá nhiều và / hoặc thở chậm ở một số người. Ví dụ về các chất bổ sung có tác dụng này bao gồm hoa bia cái, kava, L-tryptophan, melatonin và Nữ lang (valerian).

Các loại thảo mộc và chất bổ sung có đặc tính serotonergic: 5-HTP làm tăng serotonin. Dùng nó cùng với các chất bổ sung khác có tác dụng này có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm các vấn đề về tim, co giật và nôn mửa. Ví dụ về các chất bổ sung có ảnh hưởng đến seretonin bao gồm: hạt thì là đen, L-tryptophan, SAMe và St. John's wort.


6. 5-HTP (5-hydroxytryptophan)có tương tác với thức ăn không?

Hiện không có tương tác nào với thực phẩm được biết đến.


7. Cách sử dụng 5-HTP (5-hydroxytryptophan)

Liều thông thường của 5-HTP nằm trong khoảng 300-500 mg, uống một lần mỗi ngày hoặc chia làm nhiều lần. Liều thấp hơn cũng có thể có hiệu quả (thường là khi kết hợp với các chất khác). 

Với mục đích giảm lượng ăn (để giảm cân), 5-HTP nên được dùng trong bữa ăn vì nó làm tăng cảm giác no do ăn.

5-HTP không nên dùng với bất kỳ loại thuốc an thần nào đã được kê đơn cho mục đích chống trầm cảm hoặc các mục đích nhận thức khác trừ khi được bác sĩ cho phép. Đặc biệt quan trọng khi sử dụng các thuốc thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Liều lớn 5-HTP, ví dụ như 6-10 gam mỗi ngày, có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, cần tránh


Nguồn tham khảo

  1.  Lemaire PA, Adosraku RK. An HPLC method for the direct assay of the serotonin precursor, 5-hydroxytrophan, in seeds of Griffonia simplicifolia. Phytochem Anal. Nov-Dec 2002;13(6):333-337.
  2. Iovieno N, Dalton ED, Fava M, et al. Second-tier natural antidepressants: review and critique. J Affect Disord. May 2011;130(3):343-357.
  3. Carnevale G, Di Viesti V, Zavatti M, et al. Anxiolytic-like effect of Griffonia simplicifolia Baill. seed extract in rats. Phytomedicine. Jul 15 2011;18(10):848-851.
  4. Tronci E, Lisci C, Stancampiano R, et al. 5-Hydroxy-tryptophan for the treatment of L-DOPA-induced dyskinesia in the rat Parkinson’s disease model. Neurobiol Dis. Dec 2013;60:108-114.
  5. Turner EH, Loftis JM, Blackwell AD. Serotonin a la carte: supplementation with the serotonin precursor 5-hydroxytryptophan. Pharmacol Ther. Mar 2006;109(3):325-338.
  6. Nisijima K, Yoshino T, Ishiguro T. Risperidone counteracts lethality in an animal model of the serotonin syndrome. Psychopharmacology (Berl). May 2000;150(1):9-14.
  7. Kahn RS, Westenberg HG, Verhoeven WM, et al. Effect of a serotonin precursor and uptake inhibitor in anxiety disorders; a double-blind comparison of 5-hydroxytryptophan, clomipramine and placebo. Int Clin Psychopharmacol. Jan 1987;2(1):33-45.
  8. Schruers K, van Diest R, Overbeek T, et al. Acute L-5-hydroxytryptophan administration inhibits carbon dioxide-induced panic in panic disorder patients. Psychiatry Res. Dec 30 2002;113(3):237-243.
  9. Quadbeck H, Lehmann E, Tegeler J. Comparison of the antidepressant action of tryptophan, tryptophan/5-hydroxytryptophan combination and nomifensine. Neuropsychobiology. 1984;11(2):111-115.
  10. van Praag HM, de Haan S. Chemoprophylaxis of depressions. An attempt to compare lithium with 5-hydroxytryptophan. Acta Psychiatr Scand Suppl. 1981;290:191-201.
  11. Nolen WA, van de Putte JJ, Dijken WA, et al. L-5HTP in depression resistant to re-uptake inhibitors. An open comparative study with tranylcypromine. Br J Psychiatry. Jul 1985;147:16-22.
  12. Nolen WA, van de Putte JJ, Dijken WA, et al. Treatment strategy in depression. II. MAO inhibitors in depression resistant to cyclic antidepressants: two controlled crossover studies with tranylcypromine versus L-5-hydroxytryptophan and nomifensine. Acta Psychiatr Scand. Dec 1988;78(6):676-683.
  13. Jangid P, Malik P, Singh P, et al. Comparative study of efficacy of l-5-hydroxytryptophan and fluoxetine in patients presenting with first depressive episode. Asian J Psychiatr. Feb 2013;6(1):29-34.
  14. Kious BM, Sabic H, Sung YH, et al. An Open-Label Pilot Study of Combined Augmentation With Creatine Monohydrate and 5-Hydroxytryptophan for Selective Serotonin Reuptake Inhibitor- or Serotonin-Norepinephrine Reuptake Inhibitor-Resistant Depression in Adult Women. J Clin Psychopharmacol. Oct 2017;37(5):578-583.
  15. Cangiano C, Ceci F, Cascino A, et al. Eating behavior and adherence to dietary prescriptions in obese adult subjects treated with 5-hydroxytryptophan. Am J Clin Nutr. Nov 1992;56(5):863-867.
  16. Ceci F, Cangiano C, Cairella M, et al. The effects of oral 5-hydroxytryptophan administration on feeding behavior in obese adult female subjects. J Neural Transm. 1989;76(2):109-117.
  17. Rondanelli M, Klersy C, Iadarola P, et al. Satiety and amino-acid profile in overweight women after a new treatment using a natural plant extract sublingual spray formulation. Int J Obes (Lond). Oct 2009;33(10):1174-1182.
  18. Rondanelli M, Opizzi A, Faliva M, et al. Relationship between the absorption of 5-hydroxytryptophan from an integrated diet, by means of Griffonia simplicifolia extract, and the effect on satiety in overweight females after oral spray administration. Eat Weight Disord. Mar 2012;17(1):e22-28.
  19. Caruso I, Sarzi Puttini P, Cazzola M, et al. Double-blind study of 5-hydroxytryptophan versus placebo in the treatment of primary fibromyalgia syndrome. J Int Med Res. May-Jun 1990;18(3):201-209.
  20. Freedman RR. Treatment of menopausal hot flashes with 5-hydroxytryptophan. Maturitas. Apr 2010;65(4):383-385.
  21. Nasrallah HA, Smith RE, Dunner FJ, et al. Serotonin precursor effects in tardive dyskinesia. Psychopharmacology (Berl). 1982;77(3):234-235.
  22. Ribeiro CA. L-5-Hydroxytryptophan in the prophylaxis of chronic tension-type headache: a double-blind, randomized, placebo-controlled study. For the Portuguese Head Society. Headache. Jun 2000;40(6):451-456.
  23. Santucci M, Cortelli P, Rossi PG, et al. L-5-hydroxytryptophan versus placebo in childhood migraine prophylaxis: a double-blind crossover study. Cephalalgia. Sep 1986;6(3):155-157.
  24. Bruni O, Ferri R, Miano S, et al. L -5-Hydroxytryptophan treatment of sleep terrors in children. Eur J Pediatr. Jul 2004;163(7):402-407.
  25. Jacobsen JPR, Krystal AD, Krishnan KRR, et al. Adjunctive 5-Hydroxytryptophan Slow-Release for Treatment-Resistant Depression: Clinical and Preclinical Rationale. Trends Pharmacol Sci. Nov 2016;37(11):933-944.
  26. Lowe SL, Yeo KP, Teng L, et al. L-5-Hydroxytryptophan augments the neuroendocrine response to a SSRI. Psychoneuroendocrinology. May 2006;31(4):473-484.
  27. Curcio JJ, Kim LS, Wollner D, et al. The potential of 5-hydryoxytryptophan for hot flash reduction: a hypothesis. Altern Med Rev. Sep 2005;10(3):216-221.
  28. Dais J, Khosia A, Doulatram G. The Successful Treatment of Opioid Withdrawal-Induced Refractory Muscle Spasms with 5-HTP in a Patient Intolerant to Clonidine. Pain Physician. May-Jun 2015;18(3):E417-420.
  29. National Library of Medicine (NLM). ToxNet Toxicology Data Network: 5-HYDROXYTRYPTOPHAN.
  30. Nihalani ND, Schwartz T, Chlebowski S. Fibromyalgia-: a review for the psychiatrist. Psychiatry (Edgmont). Apr 2006;3(4):44-60.
  31. Klarskov K, Johnson KL, Benson LM, et al. Structural characterization of a case-implicated contaminant, “Peak X,” in commercial preparations of 5-hydroxytryptophan. J Rheumatol. Jan 2003;30(1):89-95.
  32. Michelson D, Page SW, Casey R, et al. An eosinophilia-myalgia syndrome related disorder associated with exposure to L-5-hydroxytryptophan. J Rheumatol. Dec 1994;21(12):2261-2265.
  33. Klarskov K, Johnson KL, Benson LM, et al. Eosinophilia-myalgia syndrome case-associated contaminants in commercially available 5-hydroxytryptophan. Adv Exp Med Biol. 1999;467:461-468.
  34. Pardo JV. Mania following addition of hydroxytryptophan to monoamine oxidase inhibitor. Gen Hosp Psychiatry. Jan-Feb 2012;34(1):102.e113-104.
  35. Ostabal Artigas MI. [Serotoninergic syndrome due to interaction between linezolid and 5-hydroxytryptophan]. Med Clin (Barc). Dec 21 2015;145(12):e37-38.
  36. Sternberg EM, Van Woert MH, Young SN, et al. Development of a scleroderma-like illness during therapy with L-5-hydroxytryptophan and carbidopa. N Engl J Med. Oct 2 1980;303(14):782-787.
  37. Joy T, Walsh G, Tokmakejian S, et al. Increase of urinary 5-hydroxyindoleacetic acid excretion but not serum chromogranin A following over-the-counter 5-hydroxytryptophan intake. Can J Gastroenterol. Jan 2008;22(1):49-53.
  38. Hallin ML, Mahmoud K, Viswanath A, et al. ’Sweet Dreams’, ’Happy Days’ and elevated 24-h urine 5-hydroxyindoleacetic acid excretion. Ann Clin Biochem. Jan 2013;50(Pt 1):80-82.
  39. Waclawiková B, Bullock A, Schwalbe M, et al. Gut bacteria-derived 5-hydroxyindole is a potent stimulant of intestinal motility via its action on L-type calcium channels. PLoS Biol. Jan 2021;19(1):e3001070.
  40. Bertolini F, Robertson L, Bisson JI, et al. Early pharmacological interventions for universal prevention of post-traumatic stress disorder (PTSD). Cochrane Database Syst Rev. Feb 10 2022;2(2):Cd013443.
  41. Natural Medicines Comprehensive Database Consumer Version: https://medlineplus.gov/druginfo/herb_All.html
Chia sẻ bài viết

Cố vấn cao cấp Đơn vị Gen trị liệu - Trung tâm YHHN và Ung bướu - BV Bạch Mai.
Tác giả sách: "Sinh học phân tử Ung thư" và nhiều sách khác về Gen trị liệu, nguồn gốc Ung thư và các phương pháp tiếp cận.
Ông là người tâm huyết với ngành sinh học phân tử và là người đặt nền móng về lý thuyết và thực hành cho Gen trị liệu Việt Nam.
Ông là khách mời thường xuyên trên các đài truyền thông: VTC, VTV, Truyền hình Quốc hội... về chủ đề COVID-19, Ung thư, Gen trị liệu...

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tháng Mười 17, 2022

Tháng Mười 14, 2022

Tháng Bảy 15, 2022

Tháng Bảy 6, 2022

Tháng Bảy 2, 2022

Tháng Sáu 30, 2022

Trang [tcb_pagination_current_page] / [tcb_pagination_total_pages]

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>